• About
  • Privacy
  • Contact
    • Sitemap
  • DMCA
  • Login
  • Register
Tài chính Novi cards
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
No Result
View All Result
Tài chính Novi cards
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
No Result
View All Result
Tài chính Novi cards
No Result
View All Result
Home Doanh nghiệp

Tác động của nền kinh tế thị truờng đối với mối quan hệ cá nhân và xã hội

Xem xét tác động của nền kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa đối với mối quan hệ cá nhân và xã hộ

by
2022
in Doanh nghiệp

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường. Cũng có thể nói kinh tế thị trường là “cái phổ biến”, còn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “cái đặc thù” của Việt Nam, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Chủ trương phát triển kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, phát huy vai trò tích cực của kinh tế thị trường trong việc thúc đẩy phát triển sức sản xuất, xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật – công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều của cải, góp phần làm giàu cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; đồng thời phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, như chạy theo lợi nhuận đơn thuần, cạnh tranh khốc liệt, bóc lột và phân hóa giàu nghèo quá đáng, ít quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội.

Trên cơ sở mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra như đã nêu, thì tác động của nền kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa đối với mối quan hệ cá nhân và xã hội, theo hướng tích cực, có thể được xem xét trên những mặt sau đây:

– Khẳng định vai trò của cá nhân

– xã hội, tập thể và xã hội là trên hết thì đến nay, nhiều giá trị cá nhân được trân trọng

RelatedPosts

Yếu tố tác động đến biến động về kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam | Novicards

Những giải pháp về xây dựng nguồn lực lao động Việt Nam.

– Giải phóng năng lực sáng tạo của cá nhân

– Tư duy kinh tế của cá nhân được phát triển mạnh mẽ

– Mức tiêu dùng của cá nhân ngày càng cao

– Cá nhân có xu hướng đề cao giá trị hoạt động thực tiễn

– Nền kinh tế thị trường tác động tiêu cực tới mục đích, lý tưởng sống của cá nhân

– Xu hướng thiên về lợi ích vật chất

– Sự thay đổi của các giá trị đạo đức

Nội dung liên quan: https://novicards.com/doanh-nghiep/co-phan-hoa-giai-phap-phat-trien-thanh-phan-kinh-te-tu-nhan/

Nội dung chính:

Tác động của nền kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa tới mối quan hệ cá nhân và xã hội.

– Khẳng định vai trò của cá nhân
Nền kinh tế thị trường làm thay đổi hệ chuẩn giá trị của cá nhân, khẳng định vai trò cá nhân trong mối quan hệ cá nhân và xã hội. Mỗi thời kỳ lịch sử, cá nhân con người được xác định với những chuẩn mực giá trị khác nhau, vận động và biến đổi trên cơ sở kinh tế, xã hội, nhu cầu phát triển của mối quan hệ cá nhân, xã hội, trình độ nhận thức của con người. Do đó, trong giai đoạn lịch sử này, nó là giá trị chân chính, đích thực, nhưng trong giai đoạn lịch sử khác, nó không còn là giá trị chuẩn mực mà con người hướng tới. Biện chứng của sự phát triển là khẳng định những chuẩn mực giá trị phù hợp và phủ định những giá trị đã lỗi thời, thông qua quá trình lựa chọn, sàng lọc, tiếp nhận, kế thừa một cách đúng đắn trên cơ sở thực tiễn.
Hiện nay, việc phát triển nền kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa đang là bước biến đổi lớn lao trong xã hội Việt Nam, biến xã hội ta từ một xã hội bình quân, nghèo nàn và trì trệ, từng bước trở thành một xã hội năng động. Theo đó, làm biến đổi nhu cầu, lợi ích của mỗi con người, mỗi cá nhân trong xã hội. Nếu như ở thời kỳ trước đổi mới, các giá trị cộng đồng có ý nghĩa bao trùm, trong mối quan hệ cá nhân

– xã hội, tập thể và xã hội là trên hết thì đến nay, nhiều giá trị cá nhân được trân trọng
xã hội thì nay đang hướng tới khuyến khích sự phát triển chủ động, sáng tạo, mang tính đặc thù của mỗi cá nhân. Hướng tới sự phát triển cá nhân là thực chất của việc phát huy bản chất con người, làm cho con người ngày càng văn minh hơn, năng động hơn và sáng tạo hơn trong vai trò chủ thể sáng tạo của lịch sử, xã hội.
– Giải phóng năng lực sáng tạo của cá nhân
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là điều kiện để giải phóng cá nhân, giải phóng năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân. Đó là sự gia tăng chất lượng trí tuệ, trình độ nhận thức và các khả năng sáng tạo trong mọi hoạt động của con người. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp, mỗi con người chỉ được thể hiện mình trong sự hòa đồng, trong sự gắn bó với tập thể, với xã hội. Con người cá nhân dường như bị hòa tan vào tập thể. Những yếu tố mạnh mẽ, độc đáo, vượt trội trong bản sắc cá nhân con người được xem như sự khác biệt, lập dị, thậm chí đối lập với cộng đồng. Với nền kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa, sức sản xuất được giải phóng. Mọi nguồn lực được phát huy là yếu tố cơ bản để con người ngày càng có điều kiện khẳng định tư cách cá nhân, chủ thể sáng tạo.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nguyên tắc thể nói rằng cơ chế thị truờng đã thổi một luồng gió mới vào sự phát triển cá nhân, tạo điều kiện cho cá nhân từ chỗ ngại thay đổi, muốn tìm sự chắc ăn trong cơ chế kinh tế bao cấp đến cá nhân năng động, sáng tạo của nền kinh tế thị trường. Đó là một bước tiến đáng khích lệ trong quá trình phát triển cá nhân dưới tác động của cơ chế thị trường.
– Tư duy kinh tế của cá nhân được phát triển mạnh mẽ
Thời kỳ kinh tế bao cấp là sợi dây ràng buộc sự sáng tạo cá nhân, kìm hãm sự phát triển của tư duy kinh tế. Cơ chế bao cấp tạo ra kiểu tư duy “cào bằng”, không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả, không phát huy được tính năng động cá nhân. Tâm lý “an bần lạc đạo” được xem là cốt cách làm người thanh cao, đáng trân trọng.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có đặc trưng nổi bật là được xây dựng trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần, với sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Vì vậy, để xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cần phải đa dạng hóa sở hữu, đa dạng hóa hình thức kinh tế. Trên cơ sở của nền kinh tế nhiều thành phần và đa dạng hóa sở hữu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân phát huy vai trò chủ thể sáng tạo trong hoạt động kinh tế. Mỗi cá nhân đều có ý thức đề cao yếu tố kinh tế, thực tế hơn trong suy nghĩ và hành động, coi trọng các yếu tố vật chất trong đời sống hàng ngày, tạo ra sự cân bằng trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phấn đấu vươn lên của mỗi cá nhân. Từ đó tạo ra quan niệm bình đẳng về nghề nghiệp trong xã hội và kích thích khả năng lao động và làm việc của mỗi cá nhân.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với đặc trưng là phát triển nhiều thành phần kinh tế và đa dạng hóa các loại hình sở hữu làm cho mỗi thành viên trong xã hội phải tự chịu trách nhiệm về công việc mà mình đảm nhiệm, tự chịu trách nhiệm về đời sống của cá nhân mình và gia đình. Đời sống vật chất là cơ sở cho mọi sự tồn tại và phát triển của cá nhân và xã hội, nó thúc đẩy tư duy kinh tế trong mỗi cá nhân phải phát triển. Chính sự phát triển của tư duy kinh tế mới là cơ sở cho việc phát huy mọi khả năng, tiềm tàng ẩn chứa trong mỗi cá nhân, xuất phát từ cách nhìn mới và yêu cầu mới do sự tác động của cơ chế thị trường.
– Mức tiêu dùng của cá nhân ngày càng cao
Nhu cầu của con người không bao giờ dừng lại, mà luôn tăng cao theo điều kiện phát triển của kinh tế. Chính Mác đã khẳng định, khi nhu cầu đầu tiên của con người được đáp ứng thì tiếp sau đó hàng loại các nhu cầu khác xuất hiện. Thậm chí nhu cầu trước chưa được đáp ứng đã xuất hiện hàng loạt các nhu cầu tiếp theo. Do đó khi kinh tế phát triển đã tạo cho nhu cầu con người ngày càng tăng cao và phong phú. Biện chứng của vấn đề ở đây được thể hiện là nhu cầu của con người sẽ kích thích sự phát triển của sản xuất và sản xuất càng phát triển thì càng đáp ứng nhu cầu tăng cao của mỗi cá nhân, con người.
Điều kiện mở cửa về kinh tế làm cho vật phẩm tiêu dùng ngày càng phong phú. Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho hàng hóa tràn ngập thị trường đã kích thích nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu hưởng thụ trong đời sống con người. Đó là quyền hưởng thụ chính đáng những của cải vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, là động lực thúc đẩy mỗi cá nhân vươn lên sáng tạo và hành động vì sự giàu có, đầy đủ của bản thân và cộng đồng.
Sự lựa chọn của cá nhân còn được hiện diện trong cách thức sản xuất các mặt hàng. Nhà sản xuất luôn có sự lựa chọn khi sản xuất các sản phẩm. Ngoài ra, sản phẩm và dịch vụ luôn sẵn có với những người có khả năng thanh toán. Cơ chế kinh tế thị trường là tác nhân mạnh mẽ cho sự phát triển cá nhân, làm cho con người tự khẳng định mình trong quan hệ với cộng đồng: năng động, dám nghĩ, dám làm, chấp nhận cạnh tranh, phiêu lưu mạo hiểm để tìm sự thành công, nhất là trên lĩnh vực kinh tế.

– Cá nhân có xu hướng đề cao giá trị hoạt động thực tiễn
Đời sống xã hội, về bản chất là có tính thực tiễn. Điều đó hoàn toàn phù hợp với vai trò cải tạo thế giới của triết học Mác nói riêng và khoa học nói chung. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đặt ra những yêu cầu rất hiện thực đối với con người, nếu chỉ bằng hoài bão, ước mơ, mong muốn thì con người không sáng tạo gì thêm cho lịch sử. Các yếu tố về đạo đức, tư tưởng, chính trị chỉ có thể chuyển hóa năng lượng cho cuộc sống vận hành thông qua hoạt động thực tiễn, qua kỹ năng, kỹ xảo, qua lao động có tay nghề của con người. Bản thân nền kinh tế thị trường là một cuộc “sát hạch”, một sự lựa chọn nghiêm ngặt năng lực, phẩm chất của mỗi cá nhân. Muốn tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân cần phải có thực tài, có năng lực hành động thực tiễn để tìm cơ hội vươn lên và khẳng định mình trong cuộc sống.
Nhìn chung, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tạo ra những tiền đề cơ bản cho sự phát triển cá nhân theo xu hướng tiến bộ, ngày càng vươn
tới những giá trị tốt đẹp của đạo đức và tài năng con người. Quá trình đó thể hiện bản lĩnh cá nhân trong năng lực hiện thực hóa mọi sức mạnh bản chất con người, nhằm khám phá và sáng tạo lịch sử, đáp ứng được những yêu cầu mới mà thời đại đặt ra, là sự khẳng định vai trò cá nhân trong chỉnh thể cá nhân – xã hội, quy định phương hướng, mục đích, yêu cầu cho sự phát triển cá nhân trong điều kiện hiện nay.
Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường cũng đang lộ rõ những yếu tố phản giá trị, tác động tiêu cực tới mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Điều đó có thể được xem xét trên một số mặt cơ bản sau đây:
– Nền kinh tế thị trường tác động tiêu cực tới mục đích, lý tưởng sống của cá nhân
Mục đích và lý tưởng trong cuộc sống là “cẩm nang” định hướng cho yêu cầu phát triển của con người. Nếu con người, trong sự phát triển, tu dưỡng nhân cách mà coi nhẹ yếu tố mục tiêu, lý tưởng, niềm tin, thì sẽ mất phương hướng của sự hình thành nhân cách hoàn chỉnh, mất cân đối, mất sự hài hòa của vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ và năng lực thực tiễn của mỗi cá nhân. Không xác lập lý tưởng cao đẹp cho bản thân mình, mỗi cá nhân chỉ có thể sống vì mình mà không quan tâm tới cộng đồng, sống cho hiện tại mà quên mất tương lai, sống vì lợi ích vật chất mà coi thường lợi ích tinh thần, các giá trị văn hóa. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những tác động tích cực như giải phóng năng lực cá nhân, đề cao vai trò của cá nhân trong quá trình phát triển lịch sử xã hội thì cũng đang bộc lộ xu hướng coi nhẹ mục tiêu, lý tưởng sống của cá nhân. Điều này được thể hiện rõ nhất ở biểu hiện nhạt phai lý tưởng, dao động, mất niềm tin vào chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, của Nhà nước.
– Xu hướng thiên về lợi ích vật chất
Trong cơ chế thị trường, với chức năng “kinh tế hóa” đời sống, nhiều khi con người chỉ chú ý đến lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất mà có thể xem nhẹ các mặt khác (vốn cũng không kém phần quan trọng) trong cuộc sống như các yếu tố về tư tưởng, văn hóa, tinh thần. Sự mất cân bằng đó dẫn con người tới chỗ vụ lợi, lấy lợi ích kinh tế và đời sống vật chất làm mục đích của hành động, mà quên mất rằng nó chỉ là phương tiện để phục vụ lợi ích con người. Nhiều nhà văn hóa đã lo ngại “Nguy cơ lớn của nền kinh tế thị trường là đẩy quyền lực kinh tế, giá trị kinh tế lên thành quyền lực độc tôn, phá vỡ sự cân bằng văn hóa trong nhân cách”(1). Khi quyền lực kinh tế lên ngôi và trở thành mục tiêu duy nhất sẽ biến con người thành “con người kinh tế”, thực dụng trong cuộc sống, chạy theo lợi ích vật chất và các phương tiện tiêu dùng, coi thường các giá trị văn hóa, tinh thần thì chắc chắn xã hội cũng không thể phát triển.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, nếu không có sự định hướng đúng đắn sẽ đi theo hướng tự phát, để cho đồng tiền lũng loạn, chi phối làm băng hoại nhân cách cá nhân. Biểu hiện của nó rất đa dạng, nhiều vẻ. Tuy nhiên, tựu trung lại đó là lối sống thực dụng, không tình nghĩa, tôn thờ đồng tiền, bất chấp đạo lý trong quan hệ giữa các cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với cộng đồng xã hội.
Sự thay đổi của các giá trị đạo đức
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh quyết liệt để cá nhân tồn tại và vươn lên đã dẫn tới khả năng làm tha hóa chủ nghĩa nhân đạo, lòng nhân ái – vốn là nét tình cảm đẹp đẽ nhất trong tâm hồn mỗi con người. Trong sự suy giảm đạo đức của một bộ phận cá nhân trong xã hội, yếu tố lương tâm, danh dự đã dần dần bị mờ nhạt, tạo điều kiện cho sự bất lương và cái ác phát triển.
Điều cần lưu ý là khi cơ chế quản lý và pháp luật chưa hoàn thiện, thì các tệ nạn xã hội vẫn có cơ sở tồn tại. Xu hướng hành động mù quáng, vươn tới giàu sang bằng bất cứ giá nào, đã dẫn đến hành vi phạm pháp, coi thường kỷ cương, phép nước, tham nhũng, lừa đảo lẫn nhau… Đây là một trong những nguy cơ đang tồn tại khá phổ biến ở tất cả các địa bàn dân cư, ở mọi thành phần xã hội từ khi nước ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nền kinh tế thị trường thúc đẩy nhanh quá trình phân hóa giàu – nghèo giữa các cá nhân trong xã hội
Sự cách biệt giữa cá nhân giàu và cá nhân nghèo ngày càng rộng. Những cá nhân giàu ngày càng có cơ hội phát triển do có những điều kiện về vốn và kỹ thuật… còn cá nhân
nghèo phải làm thuê và bị bóc lột. Họ rất ít có cơ hội tiếp cận và được đảm bảo những điều kiện sống cơ bản, tối thiểu. Một mặt, vì họ quá nghèo không đủ tài chính trang bị vốn, tri thức, kĩ thuật…, mặt khác, trong cơ chế thị trường hoạt động dịch vụ cơ bản có xu hướng phục vụ người giàu là chính. Ở nông thôn, nhiều cá nhân nghèo thường thiếu vốn làm ăn, muốn có vốn họ phải thế chấp nhà cửa ruộng vườn nên không có khả năng đảm bảo tài chính nếu thiên tai xảy ra, chính vì vậy họ không dám đầu tư. Do đó, họ không thoát khỏi tình trạng nghèo thâm niên. Chính vì vậy, trong xã hội sự bất bình đẳng ngày càng trầm trọng.
Trong các hộ gia đình nghèo phụ nữ, trẻ em, người già lại là những người thiệt thòi nhất, đặc biệt hộ nghèo thường rơi vào những gia đình là đối tượng quan tâm của xã hội (gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công với nước…) thì vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn.
Với nền kinh tế thị trường như hiện nay, thì phân phối không thể công bằng: đối với một số người giàu, giàu lên nhanh chóng nhờ một số hoạt động siêu lợi nhuận như kinh doanh địa ốc, bất động sản, một số loại hình hoạt động thương mại…, nhưng họ phải có vốn, có tri thức… Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một số người làm giàu bất hợp pháp (buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng…). Đặc biệt là tình trạng tham nhũng, quan liêu và các tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng tới sự ổn định chính trị – xã hội và không tạo động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
Về hành vi, lối sống: phân hóa giàu – nghèo góp phần tạo sự đa dạng trong các hình mẫu lối sống. Sự phát triển của lối sống tiêu dùng xa hoa, lãng phí trong bộ phận cá nhân khá giả có ảnh hưởng xấu tới các nhóm dân cư khác trong xã hội. Đặc biệt một số bộ phận gia đình mới phất lên (nhờ gặp may, hoặc do kế thừa…) sử dụng tiền theo lối sống buông thả, bất chấp các chuẩn mực giá trị, đạo đức, hoặc không quan tâm đến con cái, để chúng hư hỏng với cuộc sống xa đọa, đồi trụy mà không biết. Đây là một trong những nguồn gốc của tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm và tình trạng tội phạm gia tăng như hiện nay. Chính sự tiêu xài hoang phí này cũng làm ảnh hưởng tới những cá nhân nghèo, hoặc những người thuộc tầng lớp trung lưu. Những cá nhân nghèo, họ không có gì để mất, vì vậy họ hành động bất chấp những quy định, luật pháp trong xã hội là ăn cắp, vận chuyển ma tuý, bán dâm, tiếp tay cho hành vi buôn lậu, trốn thuế… nhằm mục đích giàu lên nhanh chóng, còn người khá giả, trung lưu dựa trên cơ sở sẵn có của mình (của cải, vốn, mối quan hệ…) móc ngoặc với nhau làm ăn phi pháp.
Ảnh hưởng của phân hóa giàu – nghèo còn thể hiện lệch lạc các định hướng giá trị và chuẩn mực đạo đức, lối sống của xã hội nhất là đối với thế hệ trẻ: phân hóa giàu – nghèo gây tình trạng thiếu hụt văn hoá trong phát triển xã hội. Những thanh niên được sinh ra trong những gia đình khá giả, có quyền lực thường có tư tưởng “cậy thần, cậy thế” coi thường luân lý, đạo đức xã hội, không chịu củng cố kiến thức. Còn những gia đình nghèo lại không đủ điều kiện để cho con ăn học. Chính vì vậy, đã gây nên tình trạng thiếu hụt văn hoá trong xã hội. Nếu không sớm phát hiện và nhận thức đầy đủ tác động tiêu cực của xu hướng này để sớm có giải pháp khắc phục thì xã hội không thể đạt được sự phát triển bền vững.
Như vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo có xu hướng ngày càng tăng lên và nó có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với mối quan hệ cá nhân – xã hội. Vì vậy chúng ta phải nhận diện rõ ảnh hưởng của nó để giải quyết mặt tiêu cực của sự phân hóa giàu – nghèo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu không giải quyết được mặt tiêu cực thì nó sẽ làm lệch hướng đường lối xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Mối quan hệ giữa con người với con người trong nền kinh tế thị trường.

Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường các mối quan hệ giữa con người với con người cũng bị tác động bởi thị trường, thông qua việc mua – bán, trao đổi hàng hoá, tiền tệ. Trong kinh tế thị trường, các quan hệ hàng hoá, tiền tệ phát triển mở rộng, bao quát trên mọi lĩnh vực, có ý nghĩa phổ biến đối với người sản xuất và người tiêu dùng. Do nảy sinh và hoạt động một cách khách quan trong những điều kiện lịch sử nhất định, kinh tế thị trường phản ánh trình độ văn minh và sự phát triển của xã hội, là nhân tố phát triển sức sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xã hội tiến lên. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có những hạn chế tự thân, đặc biệt là tính tự phát mù quáng, sự cạnh tranh lạnh lùng dẫn đến sự phá sản, thất nghiệp, hay làm thay đổi các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.

Xuất phát từ thực tế đó, chúng ta thấy xây dựng và phát triển nhân cách cá nhân trong giai đoạn hiện nay không thể nằm ngoài kinh tế thị trường. Nhưng do hậu quả của nhiều năm chiến tranh, với nền kinh tế kém phát triển của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp…, nên nền kinh tế nước ta đã tụt hậu nghiêm trọng so với khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó, kinh tế thị trường là điều kiện rất quan trọng đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng và phát triển, phục hồi sản xuất, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, bắt kịp bước tiến của thời đại. Bởi kinh tế thị trường tạo ra sự cạnh tranh, chạy đua quyết liệt nên con người buộc phải năng động sáng tạo, linh hoạt, có tác phong nhanh nhẹn, có đầu óc quan sát, phân tích để thích nghi và hành động có hiệu quả.
Điều đó đã nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của con người, góp phần làm giảm đi sự chậm chạm và trì trệ vốn có của người lao động trong nền kinh tế lạc hậu từ ngàn đời ở Việt Nam. Kinh tế thị trường tạo ra những điều kiện thích hợp để con người mở rộng các mối quan hệ, giao lưu buôn bán, từ đó hình thành các chuẩn mực văn hoá, đạo đức mới theo tiêu chí thị trường như: chữ tín trong chất lượng, chữ tín trong giao dịch… Đây cũng là một hướng tốt đẹp bù đắp những thiếu hụt trong hệ giá trị của con người Việt Nam.
Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng không phải xây dựng được kinh tế thị trường là những phẩm chất tốt đẹp của con người tự hình thành trong xã hội. Có những lúc, những nơi, kinh tế thị trường không những không làm cho con người ta năng động hơn, tốt đẹp hơn mà ngược lại làm tha hoá bản chất con người, biến con người thành gã nô lệ sùng bái đồng tiền hoặc kẻ đạo đức giả chỉ biết tôn trọng sức mạnh và lợi ích cá nhân, sẵn sàng chà đạp nên nhân phẩm, văn hoá, đạo đức, luân lý. Bên cạnh những tác động tích cực, kinh tế thị trường cũng gây ra những tác động xấu như: tệ nạn thương mại hoá trường học, xem nhẹ truyền thống tôn sư trọng đạo. Quan hệ hàng hoá – tiền tệ làm sôi động thị trường nhưng cũng xói mòn nhân cách và hạ thấp phẩm giá con người. Ngoài ra đi kèm với kinh tế thị trường là hàng loạt tệ nạn xã hội dễ đưa đến những rối loạn, khủng hoảng cho gia đình – tế bào của xã hội. Nạn cờ bạc rượu chè, mại dâm, ma tuý, buôn lậu, hối lộ, tham nhũng…, những căn bệnh trầm kha không dễ khắc phục trong kinh tế thị trường. Như vậy, chúng ta có thể hình dung kinh tế thị trường như là con dao hai lưỡi, nếu dùng không cẩn thận thì rất dễ bị phản tác dụng.

Một số tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tới mối quan hệ cá nhân và xã hội

Lê THị THanH Hà (*) TS., Viện Triết học, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
5/5 - (1 vote)
Tags: Chế độ Kinh tếKinh tế Việt Nam
Previous Post

Vai trò của CEO với quản trị lợi nhuận | Novicards.com

Next Post

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ở Việt Nam

Related Posts

Vai trò phát triển tài chính và tăng trưởng doanh nghiệp | Novicards

2022

Hoạt động soát xét báo cáo tài chính là gì | Novicards

2022

Giá trị thương hiệu và trung thành thương hiệu trong internet marketing | Novicards

2022

Marketing bền vững là gì? | Novicards

2022

Năng lực cạnh tranh tác động đến kết quả kinh doanh như thế nào? | Novicards

2022

Những giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam 2021

2022
Advertisements
Lazada_Voucher

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài | Novicards

Vai trò phát triển tài chính và tăng trưởng doanh nghiệp | Novicards

Đặc điểm và phân loại cổ phiếu theo Luật doanh nghiệp Việt Nam | Novicards

Hoạt động soát xét báo cáo tài chính là gì | Novicards

Giá trị thương hiệu và trung thành thương hiệu trong internet marketing | Novicards

Yếu tố tâm lý đầu tư trong đầu tư chứng khoán – Novicards



Recent News

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài | Novicards

Vai trò phát triển tài chính và tăng trưởng doanh nghiệp | Novicards

Đặc điểm và phân loại cổ phiếu theo Luật doanh nghiệp Việt Nam | Novicards

Home

  • About
  • Privacy
  • Contact

Categories

  • Doanh nghiệp
  • Kinh doanh
  • Kinh tế
  • Kinh tế học
  • Tài chính
  • Đầu tư

NoviCards.

Novicards.com trang chia sẻ thông tin kiến thức kinh tế tài chính.

DMCA.com Protection Status   |   DMCA & NoviCards.com
No Result
View All Result
  • About
  • Contact
  • Hotline

© 2021 https://novicards.com

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ
    • About
    • Privacy
    • Contact
    • DMCA

© 2021 https://novicards.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

NoviCards | Kiến thức Kinh tế Tài chính to your Homescreen!

Home App Lite
This site uses cookies. By browsing this website, you agree to our use of cookies. Visit our Privacy Policy