Lý thuyết về phát triển du lịch sinh thái bền vững
Du lịch bền vững được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong những năm gần đây. Butler & cộng sự (1993) cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển nhưng vẫn duy trì trong một không gian và thời gian nhất định. Cùng với quan điểm đó, các tác giả khác như Murphy (1994) và Machado (2003) cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển các sản phẩm du lịch, nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch. Ngoài ra Ko (2005) cho rằng, môi trường sinh thái tự nhiên phải được cụ thể hóa bằng mặt sinh thái du lịch như: thể chế chính trị, công nghệ, văn hóa – xã hội, tài nguyên kinh tế, môi trường, chính sách quản lý du lịch, tài nguyên con người và hạ tầng kỹ thuật.
Để đánh giá và xây dựng thang đo lường phát triển bền vững dựa trên ba bộ tiêu chí đánh giá gồm: Bộ tiêu chí phát triển bền vững Dow Jones được công bố vào năm 1999; Bộ tiêu chí của tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI: Global Reporting Initiative, 2002); Bộ tiêu chí trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR). Nhưng các bộ tiêu chí này không chú trọng đến nhân tố an sinh xã hội nằm trong thành phần xã hội bền vững. Do đó, việc nghiên cứu này theo điều kiện như Việt Nam thì cần phải bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện phát triển Việt Nam.
Phát triển du lịch sinh thái bền vững
Phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển nhưng vẫn duy trì trong một không gian và thời gian nhất định; thêm vào đó, sự phát triển sẽ không làm giảm khả năng thích ứng môi trường, trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài (Butler & cộng sự, 1993). Bên cạnh đó Murphy (1994) & Hens (1998) chỉ ra rằng: Phát triển du lịch bền vững, đòi hỏi sự quan tâm của các bên có liên quan đến việc quản lý các nguồn tài nguyên theo các cách thức khác nhau, nhằm khai thác và cung cấp các sản phẩm du lịch đáp ứng các nhu cầu kinh tế – xã hội.
Các quan điểm du lịch sinh thái bền vững
Bền vững sinh thái: Maldonado (1992) đề xuất tính khả năng chịu đựng của điều kiện sinh thái là phương án quan trọng, để đánh giá tác động của môi trường và tính bền vững.
Bền vững về văn hóa: là các mối quan hệ tương tác, phong cách sống, phong tục và truyền thống văn hóa dễ thấy hơn trong thời gian dài. Ví dụ như có thể ghi nhận rõ ràng sự thay đổi văn hóa của nhiều cộng đồng địa phương, nhưng rất khó có thể đo lường các tác động này (De Kadt, 1979).
Bền vững kinh tế: là phát triển kinh tế nhanh và ổn định trong một thời gian dài. Vì vậy phải luôn duy trì một tốc độ tăng trưởng ổn định và hợp lý. Bền vững là không làm tổn hại đến các điều kiện phát triển khác của địa phương như: tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên môi trường, kinh tế-xã hội (Mowforth & Munt, 2015).
Chính sách quản lý du lịch: Garcia – Melon & cộng sự (2012) xác định chính sách quản lý du lịch là tạo ra sinh kế cho địa phương: giảm nghèo, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập. Đồng với các quan điểm trên nhiều nghiên cứu khác cũng cho rằng, chính sách quản lý ảnh hưởng đến phát triển bền vững như Wang & Pei (2014) và Uzun & Somuncu (2015).
Cơ sở vật chất – hạ tầng: Giao thông thuận tiện sẽ làm gia tăng mức độ di chuyển của du khách và gia tăng doanh thu ngành du lịch và các dịch vụ khác cho địa phương (Vũ Văn Đông, 2014). Từ các cơ sở lý thuyết trên, mô hình nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái bền vững tỉnh Cà Mau được đề xuất với 8 biến độc lập và một biến phụ thuộc.
Giả thuyết nghiên cứu
Nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản,… tạo thành cảnh quan, các dạng địa hình, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu hút du khách được Hector (1996), Hens (1998), Machado (2002), Derek (2003), Moscardo (2008) nghiên cứu và Sally (2010) phát triển hoàn thiện. Từ đó giả thuyết sau được đề xuất – H1. Tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Cà Mau
Cơ sở vật chất và hạ tầng: là các tuyến giao thông đi lại thuận tiện, cùng với mạng lưới thông tin liên lạc, internet; giúp trao đổi thông tin, tìm kiếm dễ dàng các điểm du lịch mà mình thích; từ đó du khách lên kế hoạch cho chuyến đi thuận lợi Hens (1998), Derek (2003), Sue (2006) và được Sally (2010) phát triển hoàn thiện. Từ đó giả thuyết sau được đề xuất – H2. Cơ sở vật chất, hạ tầng ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Cà Mau.
Tài nguyên con người: phát quy được hiệu quả khi nhà quản lý biết sử dụng nó tạo ra doanh thu cho ngành du lịch và đóng góp đáng kể vào kinh tế địa phương. Tài nguyên con người không chỉ thực hiện công tác chuyên môn mà họ còn thực hiện nhiêm vụ quan trọng là trao đổi văn hoá, giao tiếp với du khách tạo cho du khách có cảm giác phấn khởi trong lúc đi tham quan. Sue (2006), Moscardo (2008), Sally (2010) nghiên cứu và được Mansour (2013) phát triển hoàn thiện. Từ đó giả thuyết sau được đề xuất – H3. Tài nguyên con người ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Cà Mau.
Chính sách quản lý du lịch: là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển du lịch, một đường lối chính sách phát triển du lịch hợp lý sẽ thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững. Phát triển du lịch nằm trong đường lối phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy phát triển du lịch cũng là đang thực hiện chính sách xã hội Hector (1996); Hens (1998) nghiên cứu và được UNWTO (2012) phát triển hoàn thiện. TTừ đó giả thuyết sau được đề xuất – H4. Chính sách quản lý du lịch ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Cà Mau.
Tài nguyên kinh tế là: tiềm năng kinh tế nổi bật của địa phương như: rừng, biển, các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch đa dạng nhằm thu hút du khách đến địa phương mình tham quan, thưởng thức và làm cho du khách có ý định quay trở lại hoặc giới thiệu cho người khác đến tham quan (Murphy, 1994; Machado, 2002; Derek, 2003 và Kirsty, 2005 phát triển hoàn thiện). Từ đó giả thuyết sau được đề xuất – H5. Tài nguyên kinh tế ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Cà Mau.
Tài nguyên văn hóa – xã hội: là hệ thống các di tích lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội… là yếu tố cơ bản để phát triển du lịch. Từ đó thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch làm cho du lịch phát triển bền vững hơn. Sự tham gia của cộng đồng dân cư không những tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư mà còn tăng tính trách nhiệm trong việc phát triển du lịch (Murphy, 1994; Martin & Ian, 1998; Martha, 1999 nghiên cứu và Machado, 2002 phát triển hoàn thiện). Từ đó giả thuyết sau được đề xuất – H6. Tài nguyên văn hóa – xã hội ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Cà Mau.
Tài nguyên môi trường là: bao gồm hệ thống bảo vệ môi trường và các phương tiện giao thông không gây ô nhiễm như: cơ sở lưu trú, hoạt động tham quan, đồ ăn uống hợp vệ sinh an toàn cho sức khỏe, đồ lưu niệm được sản xuất bằng các vật liệu địa phương có khả năng tự phân hủy, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời đảm bảo kỹ thuật, chất thải được xử lý, tài nguyên thiên nhiên được bảo tồn, tôn tạo…. Nếu không đảm bảo du khách sẽ không quay lại hoặc sẽ không giới thiệu cho người thân (Hector, 1996; Hens, 1998; Machado, 2002 nghiên cứu và Ibun (2016) phát triển hoàn thiện). Từ đó giả thuyết sau được đề xuất – H7. Tài nguyên môi trường ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch sinh thái bền
Liên kết vùng: đã được David Harrison (2015), Nguyễn Thu Hạnh (2011), Dương Hoàng Hương (2017) khái quát sơ bộ bằng những giải pháp và đề xuất liên kết để phát triển du lịch nhiều địa phương trên cả nước. Bên cạnh đó tác giả thảo luận 10 chuyên gia am hiểu du lịch sinh thái bền vững Cà Mau. Từ đó giả thuyết sau được đề xuất – H8. Liên kết vùng du lịch ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Cà Mau.
Nhận xét:
Thông qua kết quả phân tích có 8 nhân tố ảnh hưởng, trong đó tài nguyên con người tác động mạnh nhất đến phát triển du lịch sinh thái bền vững, với giá trị ước lượng beta = 0.424. Tuy nhiên, qua kết quả phân tích cũng tồn tại nhiều hạn chế làm cho hoạt động du lịch sinh thái bền vững ở địa phương gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, bài viết đề xuất một số ý kiến như sau, nhằm nâng cao sự phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau.
Đối vối chính quyền, cần chú trọng tìm hướng thu hút du khách, tăng cường quảng bá qua nhiều kênh (truyền hình, hội chợ, triển lãm du lịch, Internet, phim ảnh, MV ca nhạc, đại sứ du lịch), tập trung phát triển các loại hình du lịch gắn liền với thiên nhiên. Do vậy, cần quy hoạch, đầu tư nuôi thả thú rừng tạo sản phẩm du lịch; tuyệt đối ngăn cấm săn bắn thú rừng cũng như tàn phá tài nguyên thiên nhiên hoang dã. Đầu tư cải thiện đường bộ, thành lập các điểm phụ trợ vận chuyển khách du lịch đến các khu du lịch sinh thái, hình thành các loại hình du lịch sông nước. v.v.
Các khu sinh thái, chú trọng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, phối hợp bảo vệ tài nguyên, cảnh quan, quy hoạch lại không gian và tổng thể phát triển du lịch trong dài hạn, gắn liền với quy hoạch liên vùng, quan tâm đến bản sắc văn hóa, lễ hội, di tích lịch sử đậm đà bản sắc dân tộc, khôi phục các làng nghề và những bài ca truyền thống cách mạng hào hùng quê hương Cà Mau….