• About
  • Privacy
  • Contact
    • Sitemap
  • DMCA
  • Login
  • Register
Tài chính Novi cards
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
No Result
View All Result
Tài chính Novi cards
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
No Result
View All Result
Tài chính Novi cards
No Result
View All Result
Home Kinh doanh

Tác động của xuất khẩu đến năng suất | Novicards

Tìm hiểu mối liên hệ giữa năng suất và xuất khẩu

by @NoviCards
2022
in Kinh doanh, Kinh tế

Năng suất các nhân tố tổng hợp (Total factor productivity – TFP) được xem là một chỉ số quan trọng phản ánh sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và quản lý trong sản xuất.

Total factor productivity – TFP

Thông qua chỉ số TFP, chúng ta có thể biết được hiệu quả của nền kinh tế trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào như nguồn vốn và lao động. Vai trò của TFP trong tăng trưởng kinh tế đã được khẳng định cả về mặt mô hình lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm. Kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi Mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn lao về kinh tế với tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đều cho thấy rằng tỉ trọng đóng góp của TFP với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn (GSO, 2016). Các nguyên nhân có thể bao gồm yếu tố trình độ công nghệ thấp, năng suất và chất lượng của người lao động, hiệu quả sử dụng vốn, hay thậm chí là nhận thức của các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp về vai trò và tác dụng của TFP còn hạn chế (VNPI, 2017).

Nghiên cứu về mối liên hệ giữa năng suất và xuất khẩu trên thế giới đã cho thấy rằng các doanh nghiệp có tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế thường có năng suất cao hơn so với các doanh nghiệp chỉ tập trung vào thị trường nội địa (Greenaway & Kneller, 2007; Wagner, 2007, 2012). Điều này một phần được giải thích là do bởi các doanh nghiệp khi lựa chọn tham gia vào hoạt động xuất khẩu thường đã có năng suất cao hơn các doanh nghiệp bán hàng nội địa (Bernard & cộng sự, 2003; Bernard & cộng sự, 2018). Bên cạnh đó, việc tham gia vào hoạt động xuất khẩu cũng giúp doanh nghiệp được hưởng lợi khi có thể học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm tại thị trường nước ngoài giúp gia tăng năng suất. Về mặt nghiên cứu thực nghiệm, đã có bằng chứng cho thấy có sự gia tăng về năng suất khi doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường của các nền kinh tế đã phát triển, với nền khoa học công nghệ cao, đồng thời có kinh nghiệm sâu sắc trong quản trị doanh nghiệp (Wagner, 2012). Do đó, các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển sẽ có nhiều cơ hội học tập hơn khi tham gia vào thị trường quốc tế. Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu thực nghiệm lại cho kết quả khác, ví dụ như trong một nghiên cứu của Kim & cộng sự (2009), nhóm tác giả đã bác bỏ sự tồn tại tác động tích cực của xuất khẩu lên năng suất trong các ngành sản xuất chính ở Hàn Quốc. Trong một nghiên cứu gần đây của Vu & cộng sự (2016), nhóm tác giả cũng không tìm thấy bằng chứng cho mối liên hệ giữa xuất khẩu và năng suất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2009. Nghiên cứu của Benkovskis & cộng sự (2019) tại Latvia và Estonia lại cho thấy việc tham gia hoạt động xuất khẩu các sản phẩm trung gian của các doanh nghiệp tại hai quốc gia này có ảnh hưởng tích cực đến năng suất, tuy nhiên, nhóm tác giả lại không tìm thấy bằng chứng này ở nhóm doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm cuối cùng.

Kết quả chưa rõ ràng của các nghiên cứu về tác động xuất khẩu đến năng suất có thể một phần là do bởi sự khác biệt trong cách tính năng suất. Một số nghiên cứu sử dụng năng suất lao động, một số khác sử dụng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Bên cạnh đó, việc ước lượng chính xác giá trị TFP cũng làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu (De Loecker, 2013; Vu & cộng sự, 2016). Đã có nhiều tác giả chỉ ra rằng, việc kiểm soát yếu tố nội sinh trong khi ước lượng hàm sản xuất để tính toán TFP rất quan trọng và cần thiết (Felipe, 1999; Van Beveren, 2012; Wooldridge, 2009). Việc ước lượng hàm sản xuất có thể bị sai lệch khi tồn tại mối liên hệ giữa việc lựa chọn các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp và yếu tố năng suất mà chúng ta thường không quan sát được.

Tác động của xuất khẩu đến năng suất

RelatedPosts

Tác động của vốn trí tuệ đối với hoạt động của doanh nghiệp

Tác động Hiệp định thương mại tự do (FTA) đến nông sản xuất khẩu | Novicards

Hoạt động xuất khẩu, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia hay còn gọi là thương mại quốc tế, là một hoạt động có lợi cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Chính vì thế, nghiên cứu về mức độ và nguyên nhân tác động của xuất khẩu đến phát triển kinh tế, và cụ thể hơn là năng suất, là một trong những chủ đề chính trong các tài liệu về thương mại quốc tế và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Có hai giả thuyết chính nhằm giải thích lý do vì sao các doanh nghiệp có tham gia hoạt động xuất khẩu thường có năng suất cao hơn các doanh nghiệp còn lại (Bernard & Jensen, 1999).

Giả thuyết thứ nhất liên quan đến cơ chế tự lựa chọn (self-selection) của các doanh nghiệp có năng suất cao hơn quyết định tham gia thị trường thế giới. Nguyên nhân chính là việc tham gia thị trường thế giới sẽ nảy sinh thêm các chi phí bao gồm chi phí vận chuyển, phân phối hàng hóa, marketing, nhân sự để quản lý mạng lưới khách hàng quốc tế, hoặc là chi phí để thay đổi các sản phẩm của doanh nghiệp đang bán tại thị trường nội địa cho phù hợp với khách hàng quốc tế. Những chi phí này đã hình thành như một loại rào cản mà các doanh nghiệp với năng suất kém thường khó vượt qua được (Inui & cộng sự, 2017). Bên cạnh đó, việc một doanh nghiệp mong muốn tham gia hoạt động xuất khẩu sẽ thúc đẩy bản thân doanh nghiệp đó cố gắng hơn trong việc nâng cao năng suất hoạt động để gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế (Wagner, 2012).

Giả thuyết thứ hai về mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất đề xuất vai trò của hiệu ứng học tập khi tham gia thị trường quốc tế của các doanh nghiệp (learning-by-exporting). Cụ thể ở đây là việc tham gia vào hoạt động xuất khẩu sẽ mang lại cho doanh nghiệp những kiến thức mới khác với việc chỉ bán hàng trong thị trường nội địa. Việc học tập này sẽ bao gồm cả thu thập kiến thức từ đối thủ cạnh tranh (cạnh tranh theo chiều dọc) và từ khách hàng nước ngoài yêu cầu về công nghệ, thiết kế sản phẩm, thông số kỹ thuật,… (lan tỏa theo chiều ngang). Việc học hỏi thông qua hoạt động xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp tăng cao năng suất, mở rộng quy mô và giảm chi phí (Bernard & Jensen, 1999; Wagner, 2012).

Nghiên cứu thực nghiệm kiểm định giả thuyết thứ nhất (self-selection) cho thấy kết quả khá tương đồng giữa các nhóm quốc gia khác nhau bao gồm các nước phát triển, các nước đang phát triển và cả các nước kém phát triển (Wagner, 2007). Ngoại trừ một số ít trường hợp thì các nghiên cứu này đều cho thấy là các doanh nghiệp có tham gia hoạt động xuất khẩu đều có năng suất cao hơn, thậm chí là tốc độ tăng năng suất cũng cao hơn, và các kết quả này là bền vững sau khi đã gia tăng sự kiểm soát với các yếu tố riêng biệt như ngành công nghiệp, kích cỡ doanh nghiệp, … (De Lucio & cộng sự, 2017).

Ngược lại, các nghiên cứu thực nghiệm với giả thuyết thứ hai (learning-by-exporting) lại cho kết quả không tương đồng. Các doanh nghiệp sau khi tham gia hoạt động xuất khẩu không cho thấy sự khác biệt nhiều trong gia tăng năng suất (Wagner, 2012). De Loecker (2013) chỉ ra rằng các nghiên cứu thực nghiệm hiện nay kiểm định về giả thuyết thứ hai là bị lệch (biased) trong phương pháp ước lượng về tác động tích cực của xuất khẩu đến năng suất. Điều này một phần có thể do cơ sở dữ liệu dùng cho nghiên cứu chưa được đầy đủ, do sự khác biệt về điều kiện kinh tế, vị trí địa lý, … (Wagner, 2012). Ví dụ như các nước có nền kinh tế chậm phát triển và nền tảng khoa học công nghệ thấp thì có thể nhận được lợi ích cận biên từ hoạt động xuất khẩu cao hơn so với các nước đã phát triển. Bên cạnh đó, phương pháp ước lượng năng suất cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt trong các nghiên cứu hiện nay (Vu & cộng sự, 2016).

Kết quả phân tích định lượng đã cho thấy mối quan hệ ý nghĩa trong việc tham gia vào hoạt động xuất khẩu và giá trị TFP của doanh nghiệp tại Việt Nam. Các doanh nghiệp khi muốn tham gia vào thị trường xuất khẩu đều có sự chuẩn bị về vốn cũng như về quy mô sản xuất. Đồng thời với việc tích lũy các yếu tố đầu vào, các doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu cũng thu được thêm nhiều kinh nghiệm, bài học trong quản lý cũng như tiến hành sản xuất chế biến. Như vậy doanh nghiệp có tham gia vào thị trường xuất khẩu sẽ buộc phải hoạt động tốt hơn những doanh nghiệp trong cùng ngành, nhưng chỉ tập trung vào thị trường nội địa.

Tác động của xuất khẩu đến TFP còn có thể gia tăng nếu doanh nghiệp đó có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng đã cho thấy các doanh nghiệp tư nhân hoạt động kém hơn so với các đối tác của họ. Điều này cũng thể hiện đúng bản chất của nền kinh tế Việt Nam khi có quá nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê đưa ra qua kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017, trong tổng số 517.900 doanh nghiệp đăng ký, có đến 98,1% doanh nghiệp đang hoạt động là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm con số là 385,3 nghìn doanh nghiệp. Các nhà quản lý và xây dựng chính sách nhà nước cần có những chương trình để giúp các nhóm doanh nghiệp tư nhân này trong việc gia tăng năng suất, đồng thời gia tăng cạnh tranh. Sự trợ giúp có thể bao gồm việc hỗ trợ về kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc sản xuất, cho đến những bước xa hơn là hướng về thị trường quốc tế thông qua hoạt động xuất khẩu.

Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tạm dừng ở việc đánh giá tác động của hoạt động xuất khẩu nói chung của các doanh nghiệp Việt Nam trong mẫu nghiên cứu mà chưa đi sâu vào các ngành hàng riêng biệt và chia theo từng thị trường xuất khẩu khác nhau. Do đó, việc đánh giá tác động và hàm ý chính sách của việc tham gia vào thị trường quốc tế đối với từng ngành hàng và thị trường riêng biệt cần được làm rõ hơn trong các nghiên cứu tiếp theo.

4.8/5 - (5 votes)
Tags: Kinh tế họcKinh tế Việt NamTác động của xuất khẩu
Previous Post

Lợi ích của Hệ thống thuế điện tử và giải pháp đề xuất

Next Post

Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến xác suất gây ra khủng hoảng tiền tệ tại nền kinh tế mới nỗi

Related Posts

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài | Novicards

2022

Đặc điểm và phân loại cổ phiếu theo Luật doanh nghiệp Việt Nam | Novicards

2022

Giá trị thương hiệu và trung thành thương hiệu trong internet marketing | Novicards

2022

Phát triển marketing bền vững ở Việt Nam | Novicards

2022

Marketing bền vững là gì? | Novicards

2022

Năng lực cạnh tranh tác động đến kết quả kinh doanh như thế nào? | Novicards

2022
Advertisements
Lazada_Voucher

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài | Novicards

Vai trò phát triển tài chính và tăng trưởng doanh nghiệp | Novicards

Đặc điểm và phân loại cổ phiếu theo Luật doanh nghiệp Việt Nam | Novicards

Hoạt động soát xét báo cáo tài chính là gì | Novicards

Giá trị thương hiệu và trung thành thương hiệu trong internet marketing | Novicards

Yếu tố tâm lý đầu tư trong đầu tư chứng khoán – Novicards



Recent News

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài | Novicards

Vai trò phát triển tài chính và tăng trưởng doanh nghiệp | Novicards

Đặc điểm và phân loại cổ phiếu theo Luật doanh nghiệp Việt Nam | Novicards

Home

  • About
  • Privacy
  • Contact

Categories

  • Doanh nghiệp
  • Kinh doanh
  • Kinh tế
  • Kinh tế học
  • Tài chính
  • Đầu tư

NoviCards.

Novicards.com trang chia sẻ thông tin kiến thức kinh tế tài chính.

DMCA.com Protection Status   |   DMCA & NoviCards.com
No Result
View All Result
  • About
  • Contact
  • Hotline

© 2021 https://novicards.com

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ
    • About
    • Privacy
    • Contact
    • DMCA

© 2021 https://novicards.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

NoviCards | Kiến thức Kinh tế Tài chính to your Homescreen!

Home App Lite
This site uses cookies. By browsing this website, you agree to our use of cookies. Visit our Privacy Policy