• About
  • Privacy
  • Contact
    • Sitemap
  • DMCA
  • Login
  • Register
Tài chính Novi cards
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
No Result
View All Result
Tài chính Novi cards
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
No Result
View All Result
Tài chính Novi cards
No Result
View All Result
Home Kinh doanh

Hướng phát triển kinh tế nông thôn bền vững

Phát triển bền vững kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay

by
2022
in Kinh doanh, Kinh tế
Phát triển bền vững kinh tế nông thôn
Phát triển bền vững kinh tế nông thôn
MỤC LỤC  
Phát triển bền vững kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay
RelatedPosts
Những giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam 2021
Dự báo việc làm tại chỗ của lao động nông thôn Việt Nam
Một là, đổi mới, nâng cao trình độ kỹ thuật, ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến vào các ngành nghề kinh tế ở nông thôn.
Hai là, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Ba là, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nông thôn.
Bốn là, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn gắn với quy hoạch lại các khu dân cư.
Năm là, thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của cư dân nông thôn.
Sáu là, thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.

Phát triển bền vững kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế nông thôn bền vững trở thành một tiêu chí để đánh giá sự phát triển. Phát triển kinh tế nông thôn bền vững là một nhận thức mới, một quá trình đa chiều, bao gồm: tính bền vững của chuỗi lương thực (từ người sản xuất đến người tiêu thụ, liên quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trường); tính bền vững trong sử dụng tài nguyên đất và nước về không gian và thời gian; khả năng tương tác thương mại trong tiến trình phát triển nông thôn để đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho cuộc sống và giữ vững được an ninh lương thực trong vùng và giữa các vùng.

Phát triển kinh tế nông thôn bền vững đòi hỏi phải bảo đảm ba mục tiêu: bền vững về sinh thái; bền vững về lợi ích kinh tế; bền vững về lợi ích xã hội đối với nông dân và cộng đồng. Cụ thể là, phát triển bền vững kinh tế nông thôn được xem xét ở góc độ giải quyết hài hoà, hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân và bảo vệ môi trường sinh thái…

Mục đích của phát triển bền vững là việc gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nông thôn làm cho mọi người có việc làm, có cơ hội phát triển, giảm tình trạng đói nghèo và khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, đời sống vật chất tinh thần ngày càng cao… Bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện quản lý đất đai và bảo vệ đa dạng sinh học, giữ gìn, phát triển được bản sắc văn hoá, xây dựng nền quốc phòng, an ninh vững mạnh… là điều kiện cho sự phát triển bền vững, cơ sở bảo đảm đáp ứng được các nhu cầu của cả hiện tại và tương lai.

Nhìn một cách tổng quát, kinh tế nông thôn nước ta hiện nay vẫn là địa bàn kinh tế phát triển chậm, chưa bền vững. Để khắc phục hạn chế trên và thực hiện mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn, bảo đảm sự tăng trưởng nhanh, ổn định có chất lượng, hiệu quả với cơ cấu kinh tế hợp lý; phát triển bền vững về xã hội, duy trì được tính đa dạng và bản sắc văn hoá dân tộc; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường ở nông thôn, chúng ta cần thực hiện một số nội dung cơ bản sau:

RelatedPosts

Những giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam 2021

Dự báo việc làm tại chỗ của lao động nông thôn Việt Nam

Đánh giá dịch vụ tài chính đối với kinh tế – xã hội nông thôn

Một là, đổi mới, nâng cao trình độ kỹ thuật, ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến vào các ngành nghề kinh tế ở nông thôn.

Đổi mới, nâng cao trình độ kỹ thuật, ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến vào các ngành nghề ở nông thôn là một nội dung quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông thôn. Bởi lẽ, chỉ có trên cơ sở phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất bằng việc cơ khí hóa, điện khí hoá và ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại, mới thực hiện được cải biến về chất, chuyển lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt tới năng suất lao động cao trong các ngành nghề ở nông thôn.

Ở nước ta hiện nay, do kinh tế nông thôn còn dựa chủ yếu trên cơ sở nông nghiệp để phát triển nên quá trình đổi mới, nâng cao trình độ kỹ thuật, ứng dụng khoa học – công nghệ trước hết cần được thực hiện trong sản xuất nông nghiệp. Theo đó, quá trình cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học phải được thực hiện ở tất cả các khâu, các bước sản xuất nông nghiệp. Trong đó cần coi trọng: đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học – công nghệ, nhất là giống và kỹ thuật sản xuất; tăng cường hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thú y, bảo vệ thực vật… để tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong nông, lâm, ngư nghiệp; coi trọng áp dụng công nghệ cao để sản xuất nông sản, thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao khả năng phòng trừ dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi.

Sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, các ngành sản xuất nông cụ và dịch vụ sản suất nông nghiệp có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của nông nghiệp và góp phần quan trọng, trực tiếp nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và phân công lại lực lượng lao động xã hội trên địa bàn nông thôn. Do đó, quá trình thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất phải được thực hiện trong tất cả các ngành nghề ở nông thôn. Đổi mới nâng cao trình độ sản xuất các ngành nghề trong kinh tế nông thôn phải kết hợp áp dụng công nghệ nhiều tầng, kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại; đồng thời đa dạng hoá về quy mô, phạm vi, bảo đảm sự phù hợp với từng ngành, từng vùng.

Hai là, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Cơ cấu kinh tế nông thôn là quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế có quan hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau phát triển trong điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội, với một khoảng thời gian nhất định ở nông thôn. Cơ cấu kinh tế nông thôn có vai trò to lớn, ảnh hưởng chi phối mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn. Cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý sẽ quyết định việc khai thác sử dụng hợp lý các nguồn lực đạt hiệu quả tối ưu; đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế thị trường và tính chất xã hội hoá sản xuất, lao động ở nông thôn. Vì thế, cùng với đổi mới kỹ thuật, nâng cao trình độ sản xuất, cần phải coi trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, trong đó cần chú ý một số vấn đề sau:

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. Nghĩa là, quá trình phát triển nông nghiệp phải hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, chuyên canh lớn gắn với sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất nông cụ và dịch vụ nông nghiệp và gắn với nhu cầu thực tế của thị trường cả trong nước và ngoài nước. Đồng thời, cần coi trọng phát triển lâm nghiệp toàn diện, bền vững và đẩy mạnh nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nâng dần tỷ trọng của ngành lâm nghiệp và thuỷ sản ngày càng lớn trong tổng giá trị của ngành nông nghiệp.

Phát triển mạnh các ngành nghề, làng nghề theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với tạo việc làm, giải quyết việc làm ngay tại địa bàn nông thôn; Thực hiện đưa công nghiệp về nông thôn, hình thành các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, điểm công nghiệp trên địa bàn nông thôn. Các ngành công nghiệp chế biến phải gắn với vùng nguyên liệu. Các ngành công nghiệp cơ khí sản xuất, sửa chữa máy móc nông nghiệp, thuỷ lợi… phải gắn với nhu cầu, giá cả thị trường;
Phát triển mạnh mẽ các loại hình dịch vụ ở nông thôn để đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế hàng hoá. Trong đó, chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ thương nghiệp, tín dụng, khoa học và công nghệ, tư vấn. Sự phát triển của các loại hình dịch vụ này sẽ tạo điều kiện hoàn thiện phân công lao động xã hội, đáp ứng nhu cầu nâng cao mức sống của nhân dân và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời còn là biện pháp tạo ra việc làm ở nông thôn.

Ba là, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nông thôn.

Phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay tất yếu phải thực hiện đa dạng hoá hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và các loại hình sản xuất kinh doanh. Thực tế cũng cho thấy, kinh tế nông thôn nước ta đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau với những đặc điểm, biểu hiện riêng biệt.

Vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển là vừa phải tôn trọng, thừa nhận sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế này, vừa tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, theo pháp luật. Trong đó, phải coi trọng phát triển thành phần kinh tế nhà nước, sắp xếp, đổi mới, thực hiện đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp nhà nước trong kinh tế nông thôn; bảo đảm cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả, giữ được vai trò chủ đạo và định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế nông thôn.

Mặt khác, chúng ta phải phát triển mạnh các loại hình hợp tác và kinh tế tập thể trong tất cả các ngành nghề ở nông thôn, nhất là trong nông nghiệp, thủ công nghiệp nhằm từng bước thiết lập quan hệ sản xuất mới ở nông thôn với các nấc thang, hình thức phù hợp và từng bước khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ mang tính tiểu nông. Chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình, theo hướng tăng nhanh các hộ phi nông nghiệp.

Coi trọng phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Có cơ chế chính sách ưu đãi phù hợp, thể chế pháp lý minh bạch, rõ ràng để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển kinh tế nông thôn.

Bốn là, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn gắn với quy hoạch lại các khu dân cư.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn là một bộ phận cấu thành của kinh tế nông thôn, có vai trò quan trọng trong mở đường, dẫn dắt mọi hoạt động sản xuất kinh doanh ở nông thôn. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn phát triển sẽ tạo điều kiện cho thu hút đầu tư, phát triển ngành nghề, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng miền. Nó còn là điều kiện tiên quyết để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và thực hiện các mục tiêu về xã hội, quốc phòng – an ninh. Do đó, quá trình phát triển kinh tế nông thôn cần huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế để thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Đẩy mạnh xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn, cả đường bộ, đường sông, đường thuỷ, bảo đảm đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội nông thôn. Quá trình xây dựng này, cần phải quan tâm thoả đáng đến đầu tư phát triển mạng lưới giao thông ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa; Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thuỷ lợi, gắn với phát triển thuỷ điện, bảo đảm đủ nước cho gieo trồng theo mùa vụ và chống úng lụt, ngăn mặn hiệu quả; Phát triển nguồn điện với cơ cấu hợp lý, hoàn chỉnh hệ thống truyền tải, bảo đảm sự vận hành an toàn, hiệu quả, đáp ứng đủ điện cho yêu cầu phát triển ở tất cả các vùng nông thôn; Hoàn chỉnh hệ thống bưu chính viễn thông, xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin hiện đại, ổn định, đồng bộ, bảo đảm cho cư dân nông thôn được hưởng thành quả từ các dịch vụ thông tin hiện đại một cách bình đẳng; Quy hoạch lại các khu vực dân cư theo hướng xây dựng cộng đồng xã hội dân cư nông thôn ổn định, xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại. Phát triển một số thị trấn, thị tứ và các đô thị vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn, nhằm hạn chế tập trung dân cư vào các thành phố lớn. Đồng thời chú trọng sự điều chỉnh, phân bố dân cư giữa các vùng, miền của cả nước. Xây dựng các cụm bản làng mới, ổn định lâu dài ở các vùng biên giới, hải đảo, các vùng sâu, vùng xa.

Năm là, thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của cư dân nông thôn.

Xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của cư dân nông thôn là một nội dung quan trọng và cũng là mục đích của phát triển kinh tế nông thôn bền vững. Quá trình phát triển kinh tế nông thôn gắn với phân công lại lao động xã hội diễn ra mạnh mẽ, kéo theo sự biến đổi về cơ cấu giai cấp xã hội nông thôn. Theo đó, trên địa bàn nông thôn có nhiều giai tầng xã hội khác nhau, địa vị, quyền lợi của các bộ phận trong các giai tầng xã hội cũng có sự phân hoá sâu sắc.

Do vậy, quá trình phát triển kinh tế nông thôn phải gắn kết chặt giữa phát triển kinh tế với hạn chế và ngăn chặn sự xung đột về lợi ích trong nội bộ nông thôn và giữa nông thôn và thành thị. Để đạt yêu cầu này, một mặt phải thừa nhận sự chênh lệch về lợi ích là một tất yếu kinh tế; mặt khác không để sự chênh lệch ấy dẫn đến đối kháng về lợi ích bằng các chính sách kinh tế, chính sách xã hội và bằng pháp luật. Bảo đảm cho mọi người đều có cơ hội được lao động, được hưởng thành quả lao động của mình và thành tựu phát triển của xã hội.

Sáu là, thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.

Bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái là một trong những mục tiêu quan trọng của phát triển kinh tế nông thôn bền vững. Nó là cơ sở, điều kiện bảo đảm cho các ngành nghề trong kinh tế nông thôn phát triển nhanh, ổn định ở cả hiện tại và tương lai. Môi trường sinh thái được bảo vệ còn là cơ sở để nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư nông thôn.

Nhưng trên thực tế hiện nay, việc bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái ở nông thôn còn nhiều bất cập. Đặc biệt, tình trạng lãng phí nguồn tài nguyên đất, nước; tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng và ngày càng khó kiểm soát. Do đó, công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái ở nông thôn thời gian tới cần tập trung vào các nội dung sau:

Tăng cường biện pháp chống suy thoái đất; sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên đất trên cơ sở áp dụng các mô hình canh tác hợp lý trên từng loại địa hình, loại đất và từng vùng sinh thái; Thực hiện quy hoạch và phân loại các loại rừng: phòng hộ, đặc dụng, sản xuất cho từng địa phương và trên phạm vi cả nước theo hướng phát triển bền vững. Tăng cường các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng để đảm bảo độ che phủ lên 43% vào năm 2010 và 48% vào năm 2020.

Nâng cao nhận thức về giá trị đầy đủ của rừng, bao gồm lợi ích kinh tế, lợi ích sinh thái và các giá trị phi sử dụng khác; Bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước, có biện pháp khai thác và quản lý các nguồn nước hợp lý để hạn chế tình trạng thất thoát lãng phí cũng như nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước; Tăng cường công tác nghiên cứu thu thập và bảo tồn nguồn gen giống cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp và các vật nuôi ở địa phương nhằm tăng tính đa dạng sinh học. Tập trung thay đổi chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để hạn chế dư lượng các hoá chất nông nghiệp, thuốc phòng trừ sâu bệnh trong sản phẩm nông nghiệp và trong môi trường đất, nước.

Cùng với đó, cần xử lý tốt nguồn nước thải và các chất thải, nhất là chất thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, chất thải nguy hại. Phấn đấu đến năm 2020, 100% đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn nông thôn có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường và 30% chất thải được thu gom tái chế; Ngăn chặn kịp thời các hành vi huỷ hoại và gây ô nhiễm môi trường. Khắc phục tình trạng xuống cấp môi trường ở các lưu vực sông, đô thị, khu công nghiệp, các làng nghề, nơi đông dân cư và có nhiều hoạt động kinh tế.

Như vậy, phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay, cần phải hiểu đó là sự phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường. Để thực hiện sự phát triển bền vững này, quá trình phát triển kinh tế nông thôn không chỉ quan tâm tới phát triển các yếu tố trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng kinh tế mà phải gắn kết với giải quyết các vấn đề xã hội, văn hoá, môi trường, quốc phòng, an ninh trong quá trình phát triển.

Vai trò của Kinh tế trang trại đối với Phát triển Kinh tế-Xã hội

5/5 - (1 vote)
Tags: Chính sách phát triểnKhu vực kinh tếNông nghiệpNông thôn mới
Previous Post

Yếu tố tác động đến biến động về kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam | Novicards

Next Post

Vì sao cần phải phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Related Posts

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài | Novicards

2022

Đặc điểm và phân loại cổ phiếu theo Luật doanh nghiệp Việt Nam | Novicards

2022

Giá trị thương hiệu và trung thành thương hiệu trong internet marketing | Novicards

2022

Phát triển marketing bền vững ở Việt Nam | Novicards

2022

Marketing bền vững là gì? | Novicards

2022

Năng lực cạnh tranh tác động đến kết quả kinh doanh như thế nào? | Novicards

2022

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

I agree to the Terms & Conditions and Privacy Policy

Advertisements
Lazada_Voucher

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài | Novicards

Vai trò phát triển tài chính và tăng trưởng doanh nghiệp | Novicards

Đặc điểm và phân loại cổ phiếu theo Luật doanh nghiệp Việt Nam | Novicards

Hoạt động soát xét báo cáo tài chính là gì | Novicards

Giá trị thương hiệu và trung thành thương hiệu trong internet marketing | Novicards

Yếu tố tâm lý đầu tư trong đầu tư chứng khoán – Novicards



Recent News

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài | Novicards

Vai trò phát triển tài chính và tăng trưởng doanh nghiệp | Novicards

Đặc điểm và phân loại cổ phiếu theo Luật doanh nghiệp Việt Nam | Novicards

Home

  • About
  • Privacy
  • Contact

Categories

  • Doanh nghiệp
  • Kinh doanh
  • Kinh tế
  • Kinh tế học
  • Tài chính
  • Đầu tư

NoviCards.

Novicards.com trang chia sẻ thông tin kiến thức kinh tế tài chính.

DMCA.com Protection Status   |   DMCA & NoviCards.com
No Result
View All Result
  • About
  • Contact
  • Hotline

© 2021 https://novicards.com

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ
    • About
    • Privacy
    • Contact
    • DMCA

© 2021 https://novicards.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

NoviCards | Kiến thức Kinh tế Tài chính to your Homescreen!

Home App Lite
This site uses cookies. By browsing this website, you agree to our use of cookies. Visit our Privacy Policy