Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế
Liên tục trong khoảng bốn thập kỉ qua, nhiều nhà quản lý và nghiên cứu kinh tế đã và sẽ tiếp tục đưa ra những luận giải cho nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Tóm lược các kết quả nghiên cứu trước có thể tạm xếp thành bốn nhóm: (i) Nhóm sử dụng các yếu tố nguồn lực đầu vào (tiêu thụ năng lượng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, lợi thế địa lý, tiến bộ khoa học kỹ thuật); (ii) Nhóm sử dụng các yếu tố tài chính (lạm phát, độ mở thương mại, cung tiền, lãi suất); (iii) Nhóm sử dụng yếu tố thể chế (chất lượng thể chế, hiệu quả điều hành của Chính Phủ, kiểm soát tham nhũng); (iv) Nhóm yếu tố phi kinh tế (văn hóa, vốn con người, niềm tin xã hội, trình độ quản lý).
Phải thừa nhận rằng những nghiên cứu này đã đóng góp đáng kể cho lý thuyết và cung cấp nhiều hàm ý chính sách quan trọng cho sự hiểu biết về mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn được coi là một trong những trụ cột giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở những nước đang phát triển. đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI có các đóng góp quan trọng như: Bổ sung trữ lượng vốn vật chất; khuyến khích xuất khẩu; lan tỏa công nghệ; hình thành các chuỗi cung ứng; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo ra các vị trí việc làm mới… Thêm vào đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI còn được xem là “chất xúc tác” thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tạo nguồn thu cho ngân sách, thay đổi cơ cấu nền kinh tế và tăng cường trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp trong nước.
Các kênh tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI đến tăng trưởng kinh tế
Nguồn: Nowbutsing (2009).
Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI rất phong phú.
Blomstrom & cộng sự (1992), Dimelis (2005) tìm thấy đóng góp tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI vào GDP thông qua con đường chuyển giao công nghệ. Dựa trên lý thuyết về vòng đời của sản phẩm, họ lập luận rằng công nghệ của các nước tiếp nhận đầu tư thường lạc hậu hơn công nghệ ở các quốc gia đi đầu tư. Do vậy, thông qua việc làm nhà cung cấp các yếu tố đầu vào, hoặc tiêu thụ các sản phẩm đầu ra, cũng như sự cạnh tranh mà các doanh nghiệp trong nước sẽ dần tiếp cận được với công nghệ hiện đại.
Ở khía cạnh khác, Girma (2005), Le & cộng sự (2019) tìm thấy tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI đến năng suất lao động của các doanh nghiệp trong nước, trong khi Aitken & cộng sự (1997) khẳng định nhờ có đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI mà thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nội địa.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu thực nghiệm đều tìm thấy tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI đến GDP. Đơn cử như nghiên cứu của Karikari (1992) trong giai đoạn 1961 đến 1988 cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI không có ảnh hưởng đến GDP của Ghana. Kết luận của Karikari (1992) sau đó cũng được ủng hộ bởi nghiên cứu của Carkovic & Levine (2002). Sothan (2017) lưu ý rằng rất có thể đây là mối quan hệ hai chiều. Bằng mô hình ước lượng sai số (Vector error correction model – VECM) và kiểm định nhân quả Granger truyền thống, Sothan (2017) phát hiện ra rằng có mối quan hệ một chiều chạy từ đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI đến GDP, chứ không có quan hệ nhân quả từ GDP đến đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI cho trường hợp kinh tế của Cambodia giai đoạn 1980-2014.
Đối với kinh tế Việt Nam, Le & cộng sự (2019) phát hiện rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc hình thành và tích lũy vốn tư bản, vốn nhân lực. Bên cạnh đó đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI cũng giúp mở rộng thị trường, đối tác, làm giảm thâm hụt Ngân sách cho Chính Phủ, khuyến khích xuất khẩu và tạo thêm nhiều việc làm. Nghiên cứu của Bui (2020) khẳng định đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI bên cạnh thúc đẩy GDP còn tạo ra những chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, đồng thời đóng vai trò “xúc tác” để giảm các hoạt động kinh tế ngầm ở Việt Nam.
Tăng trưởng kinh tế sẽ thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI trong ngắn hạn, trong dài hạn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI sẽ đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Có sự lệch pha giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI, vai trò biến dẫn hướng được hoán đổi giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI và GDP trong từng thời điểm cụ thể.
Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt nam và thế giới về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direct investment – đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI), tiêu thụ năng lượng, hay toàn cầu hóa đến tăng trưởng kinh tế là phong phú. Thông qua việc bổ sung thêm nguồn vốn, hình thành các chuỗi cung ứng toàn cầu, khuyến khích chuyển giao công nghệ, tạo việc làm mới… thì thực sự đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI và toàn cầu hóa đã tạo ra những chuyển dịch đáng kể trong cơ cấu kinh tế và cải thiện thu nhập bình quân đầu người cho Việt Nam.