• About
  • Privacy
  • Contact
    • Sitemap
  • DMCA
  • Login
  • Register
Tài chính Novi cards
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
No Result
View All Result
Tài chính Novi cards
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
No Result
View All Result
Tài chính Novi cards
No Result
View All Result
Home Kinh tế

Tác động của các quy định và loại hình sở hữu đối với việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

Xem xét quan hệ giữa các quy định đối với hoạt động ngân hàng (bank regulation) và mức độ chấp nhận rủi ro (risk-taking) của các ngân hàng.

by
2022
in Kinh tế, Tài chính

Tự do hóa tài khoản vốn

Quan hệ giữa các quy định đối với hoạt động ngân hàng và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng.

Quy định đối với hoạt động ngân hàng là một tập hợp bao gồm các quy tắc áp dụng cho lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Ví dụ, sự cho phép/hạn chế các ngân hàng tham gia vào các hoạt động khác như chứng khoán, bảo lãnh, hay quy định ràng buộc về vốn, hay mức độ minh bạch đòi hỏi trong việc báo cáo thông tin, mức độ giám sát từ khu vực tư nhân/doanh nghiệp và từ các cơ quan quản lý nhà nước… Các quy định này có sự khác nhau giữa các quốc gia. Mục tiêu là giúp cho hoạt động ngân hàng trở nên bền vững và an toàn hơn (Schooner & Taylor, 2010). Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy bằng chứng cho sự tác động tích cực này là chưa rõ ràng. Một số nghiên cứu cho rằng một vài quy định cụ thể, chủ yếu là quy định về vốn tối thiểu/đảm bảo, và sự giám sát của khu vực tư nhân có thể giúp hệ thống ngân hàng của một nước hoạt động ổn định và ít rủi ro hơn (ví dụ, Barth & cộng sự, 2004).

Điều đó cũng có nghĩa rằng việc nới lỏng các hạn chế đối với hoạt động ngân hàng có thể khuyến khích các ngân hàng tăng cường chấp nhận rủi ro bằng cách mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, việc nới lỏng các quy định hạn chế cũng có thể làm gia tăng sự đa dạng hóa hoạt động ngân hàng, và do đó giảm mức độ rủi ro (ví dụ, Besanko & Kanatas, 1996; Blum, 1999). Danisewicz & cộng sự (2018) thậm chí còn tìm thấy bằng chứng cho rằng việc thực hiện các hạn chế khắt khe hơn đối với hoạt động ngân hàng cuối cùng sẽ dẫn đến tăng trưởng thu nhập cá nhân thực tế thấp hơn, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn do ngân hàng sẽ giảm quy mô cho vay.

Hay cũng có nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ đáng kể giữa việc áp dụng các quy định và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng (ví dụ, Demirguc-Kunt & Detragiache, 2011). Chính vì vậy, có thể nói, việc áp đặt một hệ thống các quy tắc cho hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng có thể đem lại những tác động trái ngược nhau đối với mức độ chấp nhận rủi ro. Do đó, các cơ quan quản lý cần thiết phải phân tích các biện pháp nào sẽ khuyến khích hay hạn chế mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, để có thể đưa ra những biện pháp chính sách thích hợp, tùy theo mục đích điều hành chính sách tài chính – tiền tệ của một đất nước trong từng thời kỳ.

RelatedPosts

Tác động của vốn trí tuệ đối với hoạt động của doanh nghiệp

Hối lộ có tác động tích cực tới khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp.

Với mục tiêu cung cấp thêm những hiểu biết trong lĩnh vực rủi ro của hoạt động ngân hàng, nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá thực nghiệm về tác động trực tiếp của các quy định đối với hành vi của ngân hàng lên mức độ rủi ro. Nghiên cứu của chúng tôi có những đóng góp ở một số khía cạnh. Thứ nhất, khi xem xét tác động của các quy định về hoạt động ngân hàng và loại hình sở hữu đến chấp nhận rủi ro của ngân hàng, không thể bỏ qua vai trò của môi trường thể chế, đặc biệt là mức độ bảo vệ nhà đầu tư.

Tuy nhiên, các nghiên cứu trước như Beltratti & Stulz (2012), Teixera & cộng sự (2020) sử dụng Quyền chủ nợ (Creditor Rights) như một biến đại diện cho môi trường thể chế. Trên thực tế, Quyền chủ nợ không phản ánh được vai trò của môi trường thể chế. ADRI (Anti-director right index) phản ánh mức độ bảo vệ nhà đầu tư và là biến đại diện cho môi trường thể chế toàn diện hơn (La Porta & cộng sự, 1998). Bên cạnh việc kiểm soát biến ADRI, chúng tôi còn kiểm soát chất lượng của chính phủ. Việc kiểm soát ADRI và chất lượng của chính phủ là cần thiết vì các biến này có tác động trực tiếp đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng và có tương quan với các biến quy định với hoạt động của ngân hàng. Do đó, nếu bỏ qua các biến này, ước lượng sẽ bị chệch.

Thứ hai, các nghiên cứu hiện tại đều không xử lý vấn đề nội sinh, nghiên cứu của chúng tôi xử lý vấn đề này bằng phương pháp ước lượng hồi quy tổng quát có sử dụng biến công cụ (Instrumental variables estimator implemented using the Generalized Method of Moments, viết tắt là IV-GMM). Thứ ba, trong khi các nghiên cứu khác chỉ tập trung nghiên cứu tác động của các quy định đối với hoạt động của ngân hàng đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng quanh các cuộc khủng hoảng (Beltratti & Stulz, 2012) hoặc chỉ nghiên cứu về các quốc gia Châu Âu và Mỹ (Teixeira & cộng sự, 2020), nghiên cứu này sử dụng các quốc gia Châu Á, nơi có môi trường thể chế ít tương đồng hơn giữa các quốc gia cho giai đoạn từ 1996-2018.

Kết quả cho thấy các quy định về vốn, hạn chế hoạt động, hạn chế sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài và các yếu tố khác quy định về vấn đề đạo đức kinh doanh làm gia tăng mức độ chấp nhận rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, còn có bằng chứng rằng trong khi sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài có tác dụng làm giảm mức độ chấp nhận rủi ro, các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước có mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn.

Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan:

Các quy định đối với hoạt động ngân hàng và mức độ rủi ro

Các bài báo trước đây cho thấy sự bất đồng giữa các nhà nghiên cứu về chiều hướng của mối quan hệ giữa quy định đối với ngân hàng và mức độ chấp nhận rủi ro. Trong nghiên cứu của mình, Barth & cộng sự (2013) đã đưa ra hai quan điểm để có thể giải thích những kết quả khác biệt này.

Quan điểm thứ nhất được gọi là “quan điểm về lợi ích công chúng” (public interest view) cho rằng các quy định ngân hàng được áp dụng chặt chẽ là để bảo vệ lợi ích của công chúng thông qua việc ngăn chặn hành vi chấp nhận rủi ro1 của ngân hàng.

Quan điểm thứ hai, “quan điểm về lợi ích cá nhân” (private interest view) lại cho rằng một số quy định của ngân hàng được thiết kế và thực thi nhằm đem lại ưu đãi hoặc lợi ích riêng cho một số nhóm nhất định trong xã hội, dẫn đến việc gia tăng mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

Ủng hộ cho lập luận “lợi ích công chúng”, một số nghiên cứu cho thấy rằng quy định chặt chẽ về mức vốn có khả năng hạn chế hành vi cho vay bất chấp để tăng thị phần cạnh tranh, từ đó giúp giảm rủi ro ngân hàng (ví dụ, Buch & DeLong, 2008; Agoraki & cộng sự, 2011; Klomp & De Haan, 2012). Repullo (2004) cũng lập luận rằng yêu cầu vốn an toàn cao hơn sẽ làm giảm các ý định cho vay rủi ro. Bitar & cộng sự (2016) nhận thấy rằng tỷ lệ vốn có liên quan tích cực với tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay, cũng như hiệu quả và lợi nhuận của ngân hàng. Beck & cộng sự (2006) và Barth & cộng sự (2004) cho rằng các chính sách yêu cầu công bố thông tin chính xác và giám sát từ khu vực tư nhân có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng và ổn định của ngân hàng. Agoraki & cộng sự (2011), Barth & cộng sự (2013) cũng đồng ý rằng các hạn chế cao hơn đối với các loại hình hoạt động mà ngân hàng có thể tham gia sẽ giúp làm giảm vấn đề đạo đức kinh doanh và giảm hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng bằng cách hạn chế các ngân hàng tham gia vào hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh và hạn chế các khoản thu nhập ngoài lãi liên quan các hoạt động đó.

Nghiên cứu gần đây nhất của Teixeira & cộng sự (2020) đối với 567 ngân hàng ở các nước Châu Âu và Mỹ đã chỉ ra rằng các quy định đối với hoạt động của ngân hàng như Quy định về mức vốn tối thiểu, hạn chế hoạt động và giám sát tư nhân làm giảm đi tác động trực tiếp cùng chiều của bảo vệ nhà đầu tư đến rủi ro của ngân hàng. Bảo vệ nhà đầu tư trong nghiên cứu này được đo lường bằng quyền chủ nợ và mức độ sở hữu.

Tuy nhiên, Besanko & Kanatas (1996) và Blum (1999) lại tìm thấy bằng chứng rằng các yêu cầu về vốn làm tăng mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Cũng ủng hộ “quan điểm về lợi ích cá nhân”, De Andres & Vallelado (2008) cho rằng các quy định của ngân hàng làm giảm hiệu quả của các cơ chế quản trị khác thông qua việc áp đặt các hạn chế về quyền sở hữu, hoặc hạn chế về hoạt động, hoặc giảm cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Pasiouras & cộng sự (2009) lập luận rằng sự ràng buộc về vốn làm ngân hàng có xu hướng lựa chọn những phương pháp tài trợ tốn kém hơn. Barth & cộng sự (2013), Laeven & Levine (2009) cho rằng các hạn chế hoạt động có xu hướng làm giảm khả năng đa dạng hóa, và do đó làm tăng mức rủi ro. Zingales & Rajan (2003) thậm chí cho rằng sự giám sát hoạt động ngân hàng mạnh mẽ có thể được so sánh như một loại tham nhũng vì nó chỉ mang lại lợi ích cho một số ít các công ty và các đối tượng có mối quan hệ tốt với ngân hàng. Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa 2 yếu tố quy định và mức độ rủi ro trong ngân hàng ví dụ Demirguc-Kunt & Detragiache (2011).

Đặc điểm chung của các nghiên cứu kể trên là nghiên cứu về thị trường phát triển như Teixeira & cộng sự (2020), nghiên cứu với mẫu toàn cầu (Beltrati & Stulz, 2012; Hoque & cộng sự, 2015) trong khi nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào các nước Châu Á. Nghiên cứu của Joseph & cộng sự (2020) cho thấy sự ảnh hưởng lan tỏa giữa các thị trường có phạm vi địa lý gần nhau. Do đó, việc tập trung nghiên cứu các quốc gia Châu Á là có ý nghĩa.

Mặt khác, các nghiên cứu hầu như bỏ qua vai trò của môi trường thể chế, chỉ tập trung vào các quy định đối với hoạt động của ngân hàng và quyền chủ nợ (Teixeira & cộng sự, 2020; Beltratti & Stulz, 2012; Hoque & cộng sự, 2015; …). Việc bỏ qua biến kiểm soát quan trọng này có thể làm cho kết quả nghiên cứu bị sai lệch. Hơn nữa, các nghiên cứu này đều sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) cho dữ liệu bảng nên không xử lý được vấn đề nội sinh.

Loại hình sở hữu và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng

Các nghiên cứu trước đã tìm ra một số bằng chứng về ảnh hưởng của sở hữu ngân hàng (nước ngoài hay chính phủ) lên mức độ rủi ro ngân hàng. Khi ngân hàng thuộc về sở hữu của chính phủ, chiều hướng tác động của nó đến rủi ro được chứng minh hầu hết là cùng chiều, có nghĩa là chính phủ càng sở hữu số cổ phần ngân hàng càng lớn, mức độ rủi ro càng tăng.

Ảnh hưởng của chính trị hay các nhóm lợi ích, mức độ rủi ro cao do quan liêu và tham nhũng, và sự tồn tại của những mâu thuẫn giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội, chính trị của các tổ chức được sở hữu bởi nhà nước cũng là hiện tượng thường thấy (Shliefer & Vishny, 1997). Cornett & cộng sự (2010) cũng tìm ra bằng chứng rằng số lượng cổ phần ngân hàng nắm giữ trong tay của chính phủ có ảnh hưởng ngược chiều đến chất lượng cho vay và ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro mất khả năng thanh toán của một ngân hàng. Tương tự như vậy, Lassoued & cộng sự (2016) cũng tìm thấy bằng chứng cho rằng sở hữu của chính phủ có khả năng làm tăng hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng.

Khi nghiên cứu về ngân hàng nước ngoài, Kobeissi & Sun (2010) cho rằng do những khó khăn liên quan đến việc thích ứng với các quy định luật lệ của nước sở tại, các ngân hàng này thường có chi phí hoạt động lớn và rủi ro cao. Tương tự, Yeyati & Micco (2007) cũng chứng minh được rằng mức độ rủi ro của các ngân hàng nước ngoài là cao hơn các ngân hàng nội địa. Tuy nhiên, Taboada (2011) cho rằng các ngân hàng nước ngoài có khả năng sinh lời cao hơn và hiệu quả hơn các ngân hàng trong nước do có sự quản trị hiệu quả hơn. Đồng ý với Taboada (2011), một số tác giả, bao gồm Agoraki & cộng sự (2011) và Lassoued & cộng sự (2016) đã tìm thấy bằng chứng rằng phần trăm sở hữu nước ngoài lớn có tác dụng làm giảm hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng.

Cũng tương tự như các nghiên cứu về tác động của Quy định về hoạt động ngân hàng đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, các nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu cũng bỏ qua vấn đề kiểm soát mức độ bảo vệ nhà đầu tư, xử lý vấn đề nội sinh.

Kết luận

Bài báo quan sát tác động của các quy định và loại hình sở hữu đối với việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng trên tập dữ liệu bảng động bao gồm 19 quốc gia Châu Á giai đoạn 1996-2018 với phương pháp IV- GMM. Với nhận định rằng các quy định khác nhau trong tổng thể các quy định ngân hàng có thể có những tác động khác nhau đến việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng, chúng tôi hồi quy lần lượt từng biến quy định và thu được kết quả là 7/10 biến có mối quan hệ thuận chiều có ý nghĩa thống kê đến mức độ rủi ro ngân hàng. Ngoài ra chúng tôi còn tìm thấy bằng chứng sở hữu ngước ngoài giúp giảm mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận rủi ro, từ đó có những biện pháp cải thiện để ổn định hơn khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng các nước là một trong những mục tiêu quan trọng để hướng tới một nền kinh tế toàn cầu bền vững. Do đó, nghiên cứu của chúng tôi hy vọng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu có cùng mối quan tâm.

5/5 - (1 vote)
Tags: Cơ cấu nguồn vốnRủi ro ngân hàng
Previous Post

Thực trạng gian lận hoá đơn trong thương mại quốc tế ở Việt Nam

Next Post

Yếu tố vĩ mô có tác động biến động dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Related Posts

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài | Novicards

2022

Vai trò phát triển tài chính và tăng trưởng doanh nghiệp | Novicards

2022

Đặc điểm và phân loại cổ phiếu theo Luật doanh nghiệp Việt Nam | Novicards

2022

Hoạt động soát xét báo cáo tài chính là gì | Novicards

2022

Yếu tố tâm lý đầu tư trong đầu tư chứng khoán – Novicards

2022

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, hành vi sử dụng mobile apps du lịch

2022

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

I agree to the Terms & Conditions and Privacy Policy

Advertisements
Lazada_Voucher

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài | Novicards

Vai trò phát triển tài chính và tăng trưởng doanh nghiệp | Novicards

Đặc điểm và phân loại cổ phiếu theo Luật doanh nghiệp Việt Nam | Novicards

Hoạt động soát xét báo cáo tài chính là gì | Novicards

Giá trị thương hiệu và trung thành thương hiệu trong internet marketing | Novicards

Yếu tố tâm lý đầu tư trong đầu tư chứng khoán – Novicards



Recent News

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài | Novicards

Vai trò phát triển tài chính và tăng trưởng doanh nghiệp | Novicards

Đặc điểm và phân loại cổ phiếu theo Luật doanh nghiệp Việt Nam | Novicards

Home

  • About
  • Privacy
  • Contact

Categories

  • Doanh nghiệp
  • Kinh doanh
  • Kinh tế
  • Kinh tế học
  • Tài chính
  • Đầu tư

NoviCards.

Novicards.com trang chia sẻ thông tin kiến thức kinh tế tài chính.

DMCA.com Protection Status   |   DMCA & NoviCards.com
No Result
View All Result
  • About
  • Contact
  • Hotline

© 2021 https://novicards.com

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ
    • About
    • Privacy
    • Contact
    • DMCA

© 2021 https://novicards.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

NoviCards | Kiến thức Kinh tế Tài chính to your Homescreen!

Home App Lite
This site uses cookies. By browsing this website, you agree to our use of cookies. Visit our Privacy Policy