• About
  • Privacy
  • Contact
    • Sitemap
  • DMCA
  • Login
  • Register
Tài chính Novi cards
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
No Result
View All Result
Tài chính Novi cards
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
No Result
View All Result
Tài chính Novi cards
No Result
View All Result
Home Kinh tế

Tác động Hiệp định thương mại tự do (FTA) đến nông sản xuất khẩu | Novicards

by @NoviCards
2022
in Kinh tế, Xã hội

Là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, nông sản đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế và xã hội của Việt Nam. Hiện nay, nhiều sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam như: Tiêu, điều, Cà phê Tây Nguyên, gạo Cần Thơ, Xoài, Vải, Thanh long, chè Shan Tuyết, Ô Long, Tân Cương,… được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Châu Âu, Hoa Kỳ, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Phi,… Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất nhập khẩu nông sản trong năm 2019 đạt trên 41 tỷ USD, chiếm gần 16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Tác động Hiệp định thương mại tự do (FTA) đến nông sản xuất khẩu
Tác động Hiệp định thương mại tự do (FTA) đến nông sản xuất khẩu

Do đó, để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng này, bên cạnh những chính sách khuyến khích nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cải thiện chất lượng nông sản, chính phủ Việt Nam luôn chú trọng tìm kiếm các cơ hội hợp tác thương mại với các quốc gia khác. Trong đó, các hiệp định thương mại tự do (FTA) được đánh giá là phương thức hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả và phổ biến nhất (Feng & Genna, 2003). Bằng chứng cho thấy, Việt Nam hiện nay đã và đang đàm phán 16 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

Khi tham gia ký kết các hiệp định, các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam, đều kỳ vọng FTA sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại thông qua việc cắt giảm thuế quan, hài hòa quy tắc xuất xứ và giảm các rào cản phi thuế quan (Barai & cộng sự, 2017).

Tuy nhiên, nông sản là mặt hàng thiết yếu và ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực của quốc gia nên việc đàm phán mở cửa thị trường và xóa bỏ trợ cấp cho nông nghiệp là điều không hề dễ dàng. Qua lược khảo các nghiên cứu trước đây, tác động của các FTA đến xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp lại không rõ ràng (Ghosh & Yamarik, 2004; Baier & Bergstrand, 2007) vì ưu đãi trong FTA hầu hết chỉ dành cho một số sản phẩm thế mạnh. Ngoài ra, dù cam kết cắt giảm thuế và nới lỏng hạn ngạch trong các FTA, quốc gia lại thực hiện các chính sách bảo hộ tinh vi hơn như yêu cầu về kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật, quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan,… (Kinzius & cộng sự, 2019).

RelatedPosts

Dự báo việc làm tại chỗ của lao động nông thôn Việt Nam

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả công việc của nhân viên

Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá về mức độ tác động của các Hiệp định đến nền kinh tế của các quốc gia (có thể kể đến nghiên cứu của Baier & Bergstrand, 2007; Carrere, 2006; Nguyễn Tiến Dũng, 2011; Nguyen Anh Thu, 2012) hay dự báo các nhân tố tác động đến xuất khẩu nông sản (như nghiên cứu của Bui & Chen, 2015; Atif & cộng sự, 2017). Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu tập trung đo lường đồng thời ảnh hưởng của tất cả các FTA đến xuất khẩu nông sản của quốc gia. Trên thế giới, mô hình lực hấp dẫn (gravity model) đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng như là một công cụ hiệu quả để đo lường sự ảnh hưởng của các FTA đến dòng chảy thương mại quốc gia (Grant & Lambert, 2008) và mỗi tác giả đã đo lường bằng các biến độc lập và kỹ thuật phân tích khác nhau tùy thuộc vào điều kiện thương mại của từng quốc gia. Trong bài nghiên cứu, mô hình lực hấp dẫn được dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các FTA đến giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam từ năm 1997 đến 2017.

Phần 1 đã giới thiệu về bài báo và tính cấp thiết của nghiên cứu, phần tiếp theo trình bày khái niệm và lược khảo lý thuyết liên quan. Phần 3 sẽ là phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu được sử dụng trong bài. Phần 4 trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận. Cuối cùng, kết luận và một số kiến nghị được nêu trong phần 5.

Khái niệm về nông sản

Nông sản được định nghĩa khác nhau và chưa thống nhất giữa các tổ chức và quy định của Việt Nam.

Đối với Việt Nam, khái niệm nông nghiệp là các sản phẩm từ ngành nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt), thủy sản và lâm nghiệp (Chính phủ, 2018). Tuy nhiên, quan điểm này của Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với định nghĩa trong WTO và các tổ chức khác vì theo quy định này, những sản phẩm từ đến chế biến nông lâm thủy sản lại thuộc vào ngành công nghiệp chế biến.

Từ sự khác nhau về định nghĩa nông sản, để quy chuẩn quốc tế và thuận tiện khi thu thập dữ liệu nghiên cứu, nhóm tác giả lựa chọn phân loại nông sản theo Danh mục tiêu chuẩn ngoại thương bản sửa đổi lần thứ 3– SITC Revision 3, bao gồm:

-SITC 0: Lương thực, thực phẩm và động vật sống;

-SITC 1: Đồ uống và thuốc lá các loại;

-SITC 2: Nguyên vật liệu dạng thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu. Trong nhóm này, nông sản sẽ không bao gồm nhóm SITC 27 (phân bón thô, khoáng sản) và SITC 28 (quặng kim loại và kim loại phế liệu);

-SITC 4: Dầu, mỡ, chất béo, sáp động thực vật.

Tổng quan các hiệp định thương mại tự do

Tính đến tháng 12 năm 2019, theo báo cáo của WTO, số FTA mà Việt Nam đã và đang tham gia bao gồm:

-11 Hiệp định đã được ký và có hiệu lực thực thi, gồm: ASEAN – AEC và 6 FTA của ASEAN (Việt Nam là thành viên) với 7 đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand, Hồng Kông),

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP – Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) và 4 FTA song phương (Việt Nam với Nhật Bản, Chi lê, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á Âu);

-1 FTA được đàm phán xong nhưng chưa có hiệu lực gồm : Việt Nam với liên minh Châu Âu (EU);

-3 FTA vẫn trong quá trình đàm phán, gồm: RCEP, Việt Nam và Israel, Khối EFTA (Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstien) với Việt Nam.

Trong phạm vi nghiên cứu, dữ liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 1997 đến 2017. Do đó, những Hiệp định chưa có hiệu lực hoặc đang được đàm phán sẽ không được đo lường và đánh giá tác động. Ngoài ra, FTA ASEAN với Hồng Kông có hiệu lực năm 2019, CPTPP có hiệu lực từ cuối năm 2018 nên hai FTA này chưa có đủ dữ liệu về giá trị xuất khẩu để đưa vào mô hình đánh giá.

Mô hình đánh giá tác động của FTA

Tác động của FTA đã được nhiều nhà nghiên cứu kết luận và sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong đó, mô hình trọng lực được đánh giá là một trong những mô hình hiệu quả và được sử dụng thành công nhất trong các nghiên cứu về thương mại quốc tế.

Trong nghiên cứu của Atif & cộng sự (2017), tác giả đã sử dụng mô hình trọng lực biên ngẫu nhiên (stochastic frontier gravity model) với dữ liệu từ năm 1995 đến 2014 để đo lường các nhân tố tác động đến xuất khẩu nông sản. Kết quả chỉ ra các hiệp định khu vực có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến kim ngạch xuất khẩu nông sản của quốc gia.

Thêm vào đó, Grant & Lambert (2008) đã tiến hành đo lường đồng thời các hiệp định khu vực (gồm: NAFTA/CUSTA, MERCOSUR, EU, Andean Pact, ASEAN, CER) đến hoạt động thương mại nông sản trên phạm vi toàn cầu. Các nhân tố được đo lường trong nghiên cứu này, bao gồm: GDP, khoảng cách giữa hai quốc gia, biên giới chung, ngôn ngữ chung, vị trí địa lý đất liền và các FTA. Qua đó, tác động của các hiệp định trên có độ trễ khác nhau đến xuất khẩu nông sản. Cụ thể, ASEAN thúc đẩy xuất khẩu nông sản giữa các nước thành viên có thế mạnh về nông nghiệp hơn là các thành viên phi nông nghiệp; NAFTA/CUSTA giúp tăng 137% thương mại về nông sản của các nước tham gia nhưng một phần ba số thành viên chỉ tác động sau hơn 20 năm ký kết hiệp định; tương tự, tác động của Andean Pace cũng có độ trễ về thời gian, cụ thể là sau 8 năm ký kết hiệp định này mới đem lại lợi ích cho các nước thành viên; trong khi đó, ngay khi có hiệu lực, EU đã thúc đẩy dòng chảy thương mại giữa các quốc gia thành viên. Tương tự, các nghiên cứu của Korinek & Melatos (2009), Lambert & McKoy (2008), Sun & Reed (2010), Koo & cộng sự (2006) cũng ủng hộ giả thuyết về FTA giúp thúc đẩy trao đổi thương mại về nông sản và thực phẩm giữa các nước thành viên.

Tuy nhiên, không phải lúc nào ảnh hưởng của FTA cũng đạt được như kỳ vọng, nghiên cứu của Nguyen Anh Thu (2012) đã kết luận AFTA đem lại lợi ích tích cực đến thương mại Việt Nam, trong khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) không góp phần tăng trưởng thương mại của Việt Nam.

Trong nghiên cứu về tác động của AFTA đến xuất khẩu nông sản của Indonesia sang hơn 33 quốc gia, Akhmadi (2017) đã sử dụng mô hình trọng lực với nhiều phương pháp phân tích khác nhau, gồm: phương pháp bình phương nhỏ nhất (pooled OLS), mô hình tác động ngẫu nhiên (random-effect model) và mô hình tác động cố định (fixed-effect model). Kết quả chỉ ra quy mô kinh tế và dân số của đối tác có quan hệ thuận chiều với xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp; trong khi đó, AFTA lại không có ý nghĩa tác động và không giúp tăng trưởng xuất khẩu nông sản của quốc gia.

Tổng kết từ các nghiên cứu trên cho thấy tác động của các FTA đến xuất nhập khẩu của quốc gia vẫn là một vấn đề tranh cãi. Nhưng hầu hết các nghiên cứu ủng hộ giả thuyết rằng FTA giúp tăng trao đổi thương mại giữa các quốc gia thành viên. Cho đến nay, nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của các FTA đến ngành nông nghiệp nhằm mục tiêu đo lường tác động của các FTA đến xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Kết quả cho thấy các nhân tố gồm GDP của đối tác, dân số của đối tác và lao động ngành nông nghiệp của Việt Nam có tác động cùng chiều đến xuất khẩu mặt hàng nông nghiệp. Ngược lại, khoảng cách địa lý có tác động ngược chiều đến xuất khẩu và phù hợp với giả thuyết đặt ra. Tuy nhiên, tác động của quy mô diện tích đất nông nghiệp Việt Nam đến xuất khẩu nông sản lại không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, các quốc gia láng giềng của VN có xu hướng trao đổi thương mại nông sản cao hơn so với các quốc gia không có chung biên giới với nước ta. Xét về ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do, kết quả cho thấy các FTA đem lại hiệu quả khác nhau và không phải hiệp định nào cũng đem lại tác động tích cực đến nông nghiệp. Cụ thể, trong khi hầu hết các hiệp định giúp tạo điều kiện thuận lợi hơn trong thương mại, FTA VN – EAEU lại không có tác động và FTA VN – Chile lại làm giảm xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các đối tác. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả tác động của các FTA, nhóm tác giả đề xuất một số chính sách hàm ý chung dưới đây:

-Chính phủ và các hiệp hội cần xây dựng hệ thống cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và người nông dân về các chính sách và điều kiện ưu đãi trong các hiệp định, hỗ trợ rà soát và cải tiến các tiêu chuẩn chất lượng nông sản quốc gia.

-Doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu thị trường ở các nước đối tác, nâng cao công nghệ kỹ thuật và chuyển dịch sang hướng chế biến nông sản để đáp ứng dă dạng nhu cầu, giúp gia tăng chuỗi giá trị nông sản, đem lại lợi nhuận cao hơn.

-Người nông dân cần học hỏi và nghiên cứu chuyển giao các công nghệ nuôi trồng tiên tiến từ Nhật Bản, Hàn Quốc… để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất. Đặc biệt là xây dựng thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu của Việt để tạo uy tín trên thị trường quốc tế.

Do giới hạn về thời gian nghiên cứu và hầu hết các FTA mà Việt Nam tham gia mới có hiệu lực khoảng 5 đến 10 năm gần đây và lộ trình cắt giảm trong các FTA này còn kéo dài cho đến năm 2020-2025 nên tác động của FTA có thể thay đổi trong tương lai. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp và nông dân Việt Nam nắm bắt được cơ hội và nâng cao chất lượng đầu ra để đáp ứng những điều kiện để hưởng ưu đãi thì giá trị xuất khẩu sang các thị trường này sẽ tăng rất nhanh.

5/5 - (1 vote)
Tags: Chiến lược xuất khẩuFTAKhu vực kinh tếNông nghiệpNông sảnTác động của xuất khẩuXuất khẩu
Previous Post

Bối cảnh gắn mác thao túng tiền tệ của Việt Nam như thế nào? | Novicards

Next Post

Phương hướng phát triển bền vững mô hình liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp

Related Posts

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài | Novicards

2022

Đặc điểm và phân loại cổ phiếu theo Luật doanh nghiệp Việt Nam | Novicards

2022

Phát triển marketing bền vững ở Việt Nam | Novicards

2022

Những giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam 2021

2022

Dự báo việc làm tại chỗ của lao động nông thôn Việt Nam

2022

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả công việc của nhân viên

2022

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

I agree to the Terms & Conditions and Privacy Policy

Advertisements
Lazada_Voucher

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài | Novicards

Vai trò phát triển tài chính và tăng trưởng doanh nghiệp | Novicards

Đặc điểm và phân loại cổ phiếu theo Luật doanh nghiệp Việt Nam | Novicards

Hoạt động soát xét báo cáo tài chính là gì | Novicards

Giá trị thương hiệu và trung thành thương hiệu trong internet marketing | Novicards

Yếu tố tâm lý đầu tư trong đầu tư chứng khoán – Novicards



Recent News

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài | Novicards

Vai trò phát triển tài chính và tăng trưởng doanh nghiệp | Novicards

Đặc điểm và phân loại cổ phiếu theo Luật doanh nghiệp Việt Nam | Novicards

Home

  • About
  • Privacy
  • Contact

Categories

  • Doanh nghiệp
  • Kinh doanh
  • Kinh tế
  • Kinh tế học
  • Tài chính
  • Đầu tư

NoviCards.

Novicards.com trang chia sẻ thông tin kiến thức kinh tế tài chính.

DMCA.com Protection Status   |   DMCA & NoviCards.com
No Result
View All Result
  • About
  • Contact
  • Hotline

© 2021 https://novicards.com

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ
    • About
    • Privacy
    • Contact
    • DMCA

© 2021 https://novicards.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

NoviCards | Kiến thức Kinh tế Tài chính to your Homescreen!

Home App Lite
This site uses cookies. By browsing this website, you agree to our use of cookies. Visit our Privacy Policy