Vấn đề về quản lý đô thị
Chúng ta đều biết đô thị là một trung tâm kinh tế thương mại, dịch vụ, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, đô thị được coi là bộ mặt của mỗi quốc gia. Một quốc gia chỉ được coi là phát triển nếu có các đô thị lớn mạnh về chất cũng như về lượng. Do vậy trong chính sách phát triển quốc gia, bất cứ nước nào cũng dành một phần quan trọng cho phát triển đô thị và luôn cố gắng xây dựng những mô hình quản lý vận hành đô thị có hiệu quả nhất.
Vấn đề quản lý đô thị ở Việt Nam trong những năm qua được dư luận hết sức quan tâm đặc biệt là hai đô thị lớn ở nước ta là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Đề tài quản lý đô thị luôn là đề tài được nhiều nhà khoa học và quản lý đô thị quan tâm. Đây là vấn đề không mới song vẫn cấp bách, nhất là các nước đang phát triển và có tốc độ đô thị hóa cao như nước ta.
Vậy đối với quản lý đô thị nước ta vấn đề hết sức cơ bản đó là: Quản lý cái gì ? Quản lý như thế nào? Và Ai quản lý?
Để trả lời được những câu hỏi trên chúng ta cần tìm hiểu và nghiên cứu những bất cập trong việc quản lý đô thị từ đó đề xuất một số giải pháp về quản lý đô thị hiện nay.
Một số bất cập trong việc quản lý đô thị
Bảng 1 : Đơn vị chính quyền cấp cơ sở ở nước ta 1990 – 2005
Năm thống kê | Tổng số ĐVHC cơ sở | Số xã | Số phường | Số Thị trấn |
1990 | 9.995 | 8.761 | 791 | 407 |
1995 | 10.222 | 9.905 | 829 | 488 |
2000 | 10.511 | 8.930 | 1.017 | 564 |
2001 | 10.590 | 8.973 | 1.042 | 575 |
2004 | 10.751 | 9.005 | 1.167 | 579 |
2005 | 10.831 | 9062 | 1.186 | 583 |
So sánh 2005 với 1990 | 107.07% | 103.43% | 149.93% | 143.24% |
( Nguồn Bộ Nội vụ tháng 6 năm 2006)
Theo số liệu trên đây cho thấy trong 15 năm qua (1990-2005) số lượng đơn vị hành chính cấp cơ sở thường xuyên biến động theo xu hướng tăng lên, chủ yếu do chia tách, thành lập những đơn vị hành chính mới. Tuy nhiên khu vực đô thị ( phường và thị trấn) có số lượng đơn vị hành chính tăng nhanh hơn khu vực nông thôn ( xã ), điều này cho thấy tốc độ đô thị hóa ở nước ta diễn ra rất mạnh mẽ. Đô thị hóa với tốc đo nhanh sẽ kéo theo nhiều sự biến đổi khác như cơ cấu và phân bổ dân cư, cơ cấu kinh tế- xã hội, cơ sở hạ tầng ….. có những bất cập như sau :
- Một là Việt Nam là một nước đang phát triển, có tốc độ đô thị hóa cao. Hiện tượng dân số ở thành phố ngày một tăng về cơ học và tự nhiên, trong khi đó các chính sách chế tài về quản lý đô thị không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Bên cạnh đó Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý các khu đô thị lớn với tính chất là tế bào của thành phố.
- Hai là chiến lược quy hoạch đô thị nước ta còn nhiều bất cập, quy hoạch đô thị Việt Nam không mang tính đồng bộ. Thực tế thường xuyên bị đào bới, giữa các ngành như giao thông (đường xá, vỉa hè), điện, nước, điện thoại chưa có sự thống nhất với nhau trong quy hoạch đô thị.
- Ba là ý thức, trách nghiệm người dân chưa cao thể hiện trong một bộ phận không nhỏ các tầng lớp dân cư như xả rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường (rác cần được phân loại để tiện cho xử lý), hiện tượng ô nhiểm nước thất thoát thường xuyên xảy ra và cả môi trường văn hóa ở một số nơi chưa được lành mạnh cần được xem xét lại trong việc cấp phép, quản lý, kiểm tra.
Một số giải pháp về quản lý đô thị
- Một là quản lý đô thị gắn liền với sự phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa, hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa các dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố, ở đây ta cần hiểu đúng cụm từ “xã hội hóa”.
- Hai là thực hiện tốt công tác quản lý dân cư trên địa bàn, tăng cường giáo dục ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật trật tự kỹ cương đô thị, chấn chỉnh đổi mới công tác xây dựng, cấp phép, nâng cao năng lực đổi ngũ cán bộ quản lý đô thị ở các cấp (Phường, xã, thị trấn, Quận huyện, Thành phố)
- Ba là công tác quy hoạch đô thị, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần đi trước một bước vừa là điều kiện tiên quyết, vừa là động lực và tạo cơ hội đầu tư phát triển đô thị. Yêu cầu về cơ sở hạ tầng rất cao là có tính hệ thống và đồng bộ, phải có khả năng sử dụng lâu dài và cần có kế hoạch tu bổ thường xuyên.
- Bốn là các cấp chính quyền ở đô thị cần bàn bạc cùng tháo gỡ những vướng mắc khi khó khăn trong lĩnh vực quản lý các lĩnh vực thiết yếu như: điện, nước sinh hoạt, trường học, đường xá….phát triển tốt vấn đề nhà cho thuê và nhà ở cho người thu nhập thấp (đặc biệt là cán bộ, công chức nhà nước cần có chính sách đãi ngộ) đáp ứng yêu cầu bức thiết của người dân đô thị trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Năm là giải quyết cơ bản trình trạng ngập úng ở các đô thị, nạo vét các kênh rạch, duy trì lại hệ thống cống rãnh cho thông suốt. Cần xây dựng một đề án không để tiếng ồn, bụi khói làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người dân đô thị và làm mất cảnh quan môi trường. Đồng thời tăng cường quản lý lưới điện một cách an toàn, hiệu quả, bảo đảm mỹ quan phù hợp với kiến trúc đô thị, bảo đảm hệ thống chiếu sáng ở đường phố được thường xuyên. Cần xây dựng hệ thống cáp ngầm và từng bước ngầm hóa mạng lưới điện, mạng thông tin liên lạc, hệ thống nước sinh hoạt của người dân
Trả lời các câu hỏi đặt ra ở phần trên
- Câu hỏi thứ nhất: Quản lý đô thị là quản lý cái gì?
- Quản lý đô thị có hai chức năng cơ bản: một là cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cho dân cư; hai là hạn chế “những thứ bên ngoài” tiêu cực, phát sinh ngoài ý muốn con người và khống chế các hiện tượng đđoc quyen trong cung cap dịch vu, hang hoa tai đo thị. Do đo vai tro cua chính quyen địa phương phai :
- Cung cấp những hàng hóa và dịch vụ đó là: cung cấp cơ sở hạ tầng; bảo đảm cho các thị trường đô thị hoạt động tốt; bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị.
– Hạn chế “những thứ bên ngoài “ tiêu cực thì nhà nước phải có chính sách để quản lý, điều chỉnh và không chế.
– Khống chế các hiện tượng độc quyền: trong trường hợp phải chấp nhận độc quyền thì nhà nước phải khống chế, phải điều hành hoạt động các độc quyền, điều chỉnh giá và giám sát hàng hóa, dịch vụ.
- Câu hỏi thứ hai : Quản lý đô thị như thế nào?
Bằng cách quy định rõ ràng để khuyến khích, xử phạt hay ngăn cấm phải khách quan và đúng luật. Vì vậy chính quyền địa phương cần cung cấp thông tin cho người dân, mà vấn đề thông tin vừa là xu hướng chung của thời đại vừa là đặc trưng, lợi thế của đô thị, cũng là nhu cầu thiết yếu của người dân. Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức, vận hành một hệ thống thông tin mà thị trường không có điều kiện cung cấp. Gần đây người ta nói nhiều về nền kinh tế tri thức với tư cách là một thành phần của nền kinh tế quốc dân, nhưng các cơ sở hạ tầng của nó là hệ thống thông tin, hệ thống bảo đảm thông tin thì chưa được quan tâm đúng mức.
- Câu hỏi thứ ba: Ai là người quản ly đô thị?
Ở nước ta các đô thị được phân ra: loại 1 (Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẳng) do chính quyền thành phố trực thuộc trung ương quản lý; loại 2, 3 do chính quyền đô thị cấp tỉnh, quận huyện quản lý. Các đô thị nhỏ hơn cho cấp phường, xã, thị trấn quản lý.
Do đó vấn đề cần tiếp tục làm rõ: một là phải có quy định về quản lý đô thị cho từng loại; Hai là mỗi mô hình quản lý đô thị khác nhau phải có những qui định khác nhau; Ba là các nhiệm vụ cần được phân cấp, đều phải được giao cho một cấp chính quyền nhất định với những thẩm quyền tương ứng để thực hiện các nhiệm vụ được giao, đồng thời phải chịu trách nhiệm với cấp trên những nhiệm vụ được phân công.
Trong xu hướng đô thị hóa hiện nay và hội nhập quốc tế thì nhiệm vụ quản lý đô thị ngày càng đặt ra một cách cấp bách với quá nhiều vấn đề phức tạp. Nếu không trả lời được một cách rõ ràng “Ai là người quản lý đô thị”, không khẳng định dứt khoát chủ thể của quản lý đô thị thì mọi thứ bàn về đối tượng quản lý, mục tiêu nội dung, phương thức quản lý chỉ là trên phương diện lý thuyết.
Th. sĩ NGUYỄN VĂN Y (*) Trưởng Khoa Tin học và Ngoại ngữ
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng Nam Bộ P_2
Nhận xét:
Quản lý đô thị có hai chức năng cơ bản: một là cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cho dân cư; hai là hạn chế “những thứ bên ngoài” tiêu cực, phát sinh ngoài ý muốn con người và khống chế các hiện tượng đđoc quyen trong cung cap dịch vu, hang hoa tai đo thị. Do đo vai tro cua chính quyen địa phương phai :
Cung cấp những hàng hóa và dịch vụ đó là: cung cấp cơ sở hạ tầng; bảo đảm cho các thị trường đô thị hoạt động tốt; bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị.
– Hạn chế “những thứ bên ngoài “ tiêu cực thì nhà nước phải có chính sách để quản lý, điều chỉnh và không chế.
– Khống chế các hiện tượng độc quyền: trong trường hợp phải chấp nhận độc quyền thì nhà nước phải khống chế, phải điều hành hoạt động các độc quyền, điều chỉnh giá và giám sát hàng hóa, dịch vụ.
Bằng cách quy định rõ ràng để khuyến khích, xử phạt hay ngăn cấm phải khách quan và đúng luật. Vì vậy chính quyền địa phương cần cung cấp thông tin cho người dân, mà vấn đề thông tin vừa là xu hướng chung của thời đại vừa là đặc trưng, lợi thế của đô thị, cũng là nhu cầu thiết yếu của người dân. Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức, vận hành một hệ thống thông tin mà thị trường không có điều kiện cung cấp. Gần đây người ta nói nhiều về nền kinh tế tri thức với tư cách là một thành phần của nền kinh tế quốc dân, nhưng các cơ sở hạ tầng của nó là hệ thống thông tin, hệ thống bảo đảm thông tin thì chưa được quan tâm đúng mức.
Ở nước ta các đô thị được phân ra: loại 1 (Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẳng) do chính quyền thành phố trực thuộc trung ương quản lý; loại 2, 3 do chính quyền đô thị cấp tỉnh, quận huyện quản lý. Các đô thị nhỏ hơn cho cấp phường, xã, thị trấn quản lý.
Do đó vấn đề cần tiếp tục làm rõ: một là phải có quy định về quản lý đô thị cho từng loại; Hai là mỗi mô hình quản lý đô thị khác nhau phải có những qui định khác nhau; Ba là các nhiệm vụ cần được phân cấp, đều phải được giao cho một cấp chính quyền nhất định với những thẩm quyền tương ứng để thực hiện các nhiệm vụ được giao, đồng thời phải chịu trách nhiệm với cấp trên những nhiệm vụ được phân công.