• About
  • Privacy
  • Contact
    • Sitemap
  • DMCA
  • Login
  • Register
Tài chính Novi cards
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
No Result
View All Result
Tài chính Novi cards
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
No Result
View All Result
Tài chính Novi cards
No Result
View All Result
Home Doanh nghiệp

Hối lộ có tác động tích cực tới khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp.

Bài viết đã chỉ ra rằng tác động của hối lộ đối với khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đặc điểm sức mạnh đàm phán của doanh nghiệp và sức ép cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, tác động của hối lộ đặc biệt mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp sở hữu quy mô lớn hơn cũng như những doanh nghiệp đã đăng ký chính thức hoặc những doanh nghiệp không gặp phải cạnh tranh hoặc hoạt động trong cạnh tranh thị trường ở mức độ thấp.

by
2022
in Doanh nghiệp, Kinh doanh, Tài chính
MỤC LỤC  
Mối quan hệ giữa hối lộ và khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp
Giả thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của hành vi hối lộ
Kết luận
RelatedPosts
Tác động của vốn trí tuệ đối với hoạt động của doanh nghiệp
Sự phụ thuộc không gian của tham nhũng | Novicards

Mối quan hệ giữa hối lộ và khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, vốn đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh vốn chủ sở hữu, việc sử dụng vốn vay như tín dụng ngân hàng giúp doanh nghiệp duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đó, các điều kiện để tiếp cận với tín dụng ngân hàng đều ảnh hưởng đến sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp (Levine & cộng sự, 2000). Tuy nhiên, một hệ thống tài chính cứng nhắc có thể tạo ra nhiều trở ngại hơn cho doanh nghiệp khi cố gắng đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩnyêu cầu để vay vốn (Liu & cộng sự, 2020). Những trở ngại này, như vậy, gây ra những tác động tiêu cực và làm xấu đi tình hình hoat động của các doanh nghiệp.

Hối lộ có tác động tích cực tới khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp.
Mức độ tác động của hối lộ

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, chính phủ có sức mạnh đủ lớn để can thiệp vào nền kinh tế thông qua luật pháp và các quy định ban hành. Những thiết chế pháp luật và quy định này có thể gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Trong hoàn cảnh như vậy, hành vi hối lộ trở thành một trong số các lựa chọn dành cho doanh nghiệp để né tránh, vượt qua những khó khăn đến từ chính phủ và ngân hàng (Zhou & Peng, 2012). Hối lộ là một hành vi thường xảy ra tại các quốc gia mà tại đó chính phủ có sự can thiệp sâu vào nền kinh tế (Klitgaard, 1988) và các quan chức nhà nước được trả lương thấp (Kraay & Van Rijckeghem, 1995). Tại các quốc gia này, hối lộ trở thành một công cụ giúp doanh nghiệp kết nối với các quan chức nhà nước và đạt được lợi ích riêng của doanh nghiệp (Martin & cộng sự, 2007).

Có nhiều học giả trước đây từng tìm hiểu về mối quan hệ giữa hối lộ và tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp. Ví dụ, Fungacova & cộng sự (2015) đưa ra bằng chứng rằng hối lộ tác động tích cực tới tín dụng của doanh nghiệp trong ngắn hạn và ảnh hưởng tiêu cực trong dài hạn. Şeker & Yang (2014) chỉ ra rằng hối lộ tạo ra gánh nặng lớn hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cùng với quá trình vay mượn, tham những xảy ra khi doanh nghiệp hối lộ các cán bộ ngân hàng để được cấp tín dụng (Beck & cộng sự, 2006). Như vậy, lượng hối lộ trở thành như một loại thuế, tạo ra rào cản vay vốn cho doanh nghi (Qi & Onega, 2018; Wellalage & cộng sự, 2019). Ngược lại, có nhiều học giả cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động tích cực của hối lộ lên khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp (Weill, 2011; Chen & cộng sự, 2013). Có thể thấy rằng các nghiên cứu trước đây vẫn còn những mâu thuẫn về tác động tích cực hay tiêu cực của hối lộ lên khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

Bài nghiên cứu của chúng tôi cũng tập trung vào mối quan hệ giữa hối lộ và khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhưng sẽ cung cấp những đóng góp quan trọng bổ sung vào tổng quan nghiên cứu trước đây. Đầu tiên, nghiên cứu của chúng tôi khẳng định tác động tích cực của hối lộ tới khả năng tiếp cận tín dụng tại các quốc gia đang phát triển. Thứ hai, chúng tôi xem xét sự thay đổi trong mối quan hệ này dưới hiệu ứng điều tiết của sức mạnh đàm phán và sức cạnh tranh thị trường. Đối với sức mạnh đàm phán, chúng tôi giả định rằng sức mạnh đàm phán của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn lực nội tại của nó (Nguyen & cộng sự, 2020). Qua đó, chúng tôi lựa chọn quy mô và tính chính thức của doanh nghiệp đại diện cho sức mạnh đàm phán. Zhou & Peng (2012) cho rằng doanh nghiệp có sức mạnh đàm phán yêu cần trả hối lộ để sống sót, trong khi doanh nghiệp với sức mạnh đàm phán lớn hơn đạt được nhiều lợi ích hơn từ hối lộ (Rose-Ackerman, 1978). Bên cạnh đó, chúng tôi còn xem xét đến cả mức độ cạnh tranh trên thị trường. Malesky & cộng sự (2020) gợi ý rằng mức độ cạnh tranh trên thị trường lớn hơn sẽ dẫn tới những lợi ích đạt được từ hối lộ ít hơn. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần chi hối lộ nhiều hơn để giữ mối quan hệ với quan chức nhà nước (Rose-Ackerman, 1978; Diaby & Sylwester, 2015) và phải trả nhiều chi phí hơn do môi trường hoạt động khó dự đoán (Malesky & cộng sự, 2020). Từ những thảo luận trên, chúng tôi phát triển thêm các giả thuyết liên quan tới những hiệu ứng điều tiết trong mối quan hệ giữa hối lộ và khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp.

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu doanh nghiệp đang hoạt động tại 104 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ 2010 tới 2019 nhằm đánh giá tác động của hối lộ tới khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp và đồng thời đưa ra các giả thuyết về hiệu ứng điều chỉnh của sức mạnh đàm phán của các doanh nghiệp và sức ép từ cạnh tranh thị trường.

Giả thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của hành vi hối lộ

Hối lộ cho quan chức nhà nước có mối quan hệ tích cực tới khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp.

Hối lộ và tiếp cận tín dụng
Hối lộ thường xảy ra tại các quốc gia nơi mà chính phủ can thiệp vào nền kinh tế thông qua các quy định, pháp luật; và điều này khiến cho quyền lực của các quan chức nhà nước tăng lên đáng kể (Klitgaard, 1988). Như vậy, doanh nghiệp cần sử dụng những hành vi có tính chiến lược để giữ mối quan hệ với các quan chức nhà nước nhằm vượt qua các rào cản khi tiếp cận tín dụng. Trong bài nghiên cứu của chúng tôi, có vài lý do mà chi trả hối lộ được tin rằng có thể tăng khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp.
Trước hết, chính phủ thường can thiệp vào các tổ chức tài chính nhằm giảm thiểu những vấn đề liên quan tới rủi ro đạo đức (La Porta & cộng sự, 2002; Faccio & cộng sự, 2006) và điều này ảnh hưởng rất nhiều đến những khoản vay từ ngân hàng. Do đó, doanh nghiệp sử dụng hối lộ như một động lực khuyến khích các quan chức nhà nước lạm dụng quyền hành và danh tiếng để đạt được các lợi ích riêng (Martin & cộng sự, 2007). Ví dụ, doanh nghiệp trả hối lộ để có lợi thế hơn trước các đối thủ cạnh tranh, hoặc để đạt được những hợp đồng cung cấp cho chính phủ như một món quà từ các quan chức nhà nước tới người trả hối lộ cao nhất (Beck & Maher, 1986; Martin & cộng sự, 2007). Điều này hàm ý rằng hối lộ có thể mua được các quyết định pháp lý hoặc loại bỏ rào cản trong tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp.
Thứ hai, để tránh sự phân bổ tín dụng không hiệu quả và chi phí giao dịch cao do vấn đề thông tin bất đối xứng, các thủ tục quan liêu, rườm rà tăng lên (Liu & cộng sự, 2020). Hối lộ giúp doanh nghiệp giảm được các thủ tục rườm rà và tăng khả năng được vay vốn ngân hàng (Fungacova & cộng sự, 2015). Thêm vào đó, Lui (1985) và Levine & cộng sự (2000) đã chỉ ra rằng những sự cứng nhắc của hệ thống tài chính có thể được linh động hóa, hoặc các quy trình phức tạp được đơn giản hóa và giảm thiểu thời gian chờ cấp tín dụng nếu doanh nghiệp chấp nhận chi hối lộ.
Như vậy, những thảo luận ở trên gợi ý rằng hối lộ giúp giảm thiểu những rào cản và giúp doanh nghiệp tiếp cận tín dụng dễ hơn. Từ đó, chúng tôi đề xuất giả thuyết:
H1: Hối lộ cho quan chức nhà nước có mối quan hệ tích cực tới khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp.

Hiệu ứng điều tiết của sức mạnh đàm phán: quy mô và trạng thái pháp lý

Nhiều nghiên cứu trước đây như Bliss & Tella (1997) hoặc Fisman & Svensson (2007) cho rằng sức mạnh đàm phán của doanh nghiệp ảnh hưởng tới lợi ích nhận được từ hối lộ. Chúng tôi cũng cho rằng sức mạnh đàm phán ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp (Rose-Ackerman, 1978). Trong bài này, chúng tôi sẽ sử dụng quy mô và trạng thái pháp lý (chính thức hay phi chính thức) để đại diện cho sức mạnh đàm phán trước các quan chức nhà nước.

Tác động của hối lộ tới khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp
Theo Rose-Ackerman (1978), những doanh nghiệp với quy mô lớn hơn có khả năng đạt được nhiều lợi ích hơn từ các khoản hối lộ. Các quan chức nhà nước thường ưu tiên các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn vì những doanh nghiệp này sở hữu năng lực tài chính và công nghệ tốt hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn và đóng thuế nhiều hơn. Hơn nữa, các doanh nghiệp với quy mô lớn thường có mối quan hệ chặt chẽ với các quan chức chính trị (Zhou & Peng, 2012), do đó làm giảm việc bị hối lộ “cưỡng ép” và tiếp cận được các cơ hội kinh doanh “béo bở” hơn. Do đó, các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn có nhiều khả năng hối lộ để nhận được đãi ngộ đặc biệt hơn. Hơn nữa, các giao dịch dựa trên thông tin từ các mối quan hệ có uy tín với các doanh nghiệp lớn, minh bạch hơn khiến các ngân hàng lớn muốn cho vay hơn (Stein, 2002). Do vậy, quy mô doanh nghiệp là một trong những nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa hối lộ và khả năng tiếp cận tín dụng. Vì vậy, chúng tôi đưa ra giả thuyết sau:
H2: Tác động của hối lộ tới khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp lớn hơn đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.

Trạng thái pháp lý (tính chính thức & phi chính thức)
Trạng thái pháp lý chia doanh nghiệp thành chính thức và phi chính thức. Những doanh nghiệp phi chính thức thường phải đối diện với những khó khăn như thiếu khả năng tiếp cận các khoản vay chính thức hoặc các dịch vụ công (Farazi, 2014), điều này khiến họ không thể phát triển (De Soto, 2000). Ngoài ra, các doanh
nghiệp phi chính thức thường có xu hướng tránh thuế, có ít cơ hội tiếp cận các khoản vay chính thức, không được pháp luật chính phủ bảo vệ (De Paula & Scheinkman, 2007), và cũng không nhận được hỗ trợ tài chính từ chính phủ do những ràng buộc thể chế (Rothenberf & cộng sự, 2016). Dựa vào thảo luận bên trên, chúng tôi đưa ra giả thuyết đưa ra là:
H3: Tác động của hối lộ tới khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp lớn hơn đối với các doanh nghiệp đăng ký chính thức.

Mức độ tác động của hối lộ và cạnh tranh thị trường

Hiệu ứng điều tiết của cạnh tranh thị trường
Các nghiên cứu của nhiều học giả trước đây đã cho thấy hai luồng tư tưởng dẫn dắt tới hành vi hối lộ của doanh nghiệp, bao gồm quan điểm chuẩn mực xã hội và quan điểm trục lợi. Bài nghiên cứu lập luận rằng sự gia tăng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trên thị trường có thể ảnh hưởng tới tác động của hối lộ tới khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp với hai lý do chính. Thứ nhất, theo quan điểm chuẩn mực xã hội, sự gia tăng các đối thủ cạnh tranh trong môi trường hoạt động khiến các doanh nghiệp phải hối lộ nhiều hơn để duy trì mối quan hệ với các quan chức nhà nước vì tại đây hối lộ được coi như một quy tắc thông thường (Malesky & cộng sự, 2020). Lượng hối lộ nhiều hơn này bắt nguồn từ sự giảm đi trong sức mạnh đàm phán của doanh nghiệp đối với các quan chức do môi trường hoạt động có tính cạnh tranh cao (Rose-Ackerman, 1978). Thứ hai, theo North (1990) và Williamson (2000) dựa trên quan điểm trục lợi, cho rằng các tác động của cạnh tranh thị trường đối với mối quan hệ giữa hối lộ và tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng dự đoán trước các chính sách. Cụ thể, các doanh nghiệp sẽ có nhiều khả năng tiếp cận tín dụng hơn nếu môi trường nhiều dự đoán hơn (Galang, 2012). Do đó, khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp có nhiều khả năng sẽ giảm trong môi trường kinh doanh cạnh tranh cao. Như vậy, giả thuyết được đưa ra là:
H4: Mức độ tác động của hối lộ tới khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp sẽ giảm đi nếu xuất hiện cạnh tranh thị trường.

Kết luận

Bài nghiên cứu đã sử dụng tập dữ liệu cấp doanh nghiệp ở 104 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm 2010 tới năm 2019 để cung cấp bằng chứng thực nghiệm giải thích tác động tích cực của hối lộ tới khả năng tiếp cận tín dụng. Hơn nữa, chúng tôi cũng đã chỉ ra rằng tác động của hối lộ đối với khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đặc điểm sức mạnh đàm phán của doanh nghiệp và sức ép cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, tác động của hối lộ đặc biệt mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp sở hữu quy mô lớn hơn cũng như những doanh nghiệp đã đăng ký chính thức hoặc những doanh nghiệp không gặp phải cạnh tranh hoặc hoạt động trong cạnh tranh thị trường ở mức độ thấp.

Những phát hiện của bài nghiên cứu gợi ý một số hàm ý chính sách. Ở những nước đang phát triển, chất lượng thể chế thường yếu và kém, hành vi hối lộ tạo ra sự không công bằng trong việc tiếp cận tín dụng giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, chính phủ cần có biện pháp để hạn chế tình trạng tham nhũng cũng như hành vi hối lộ. Chúng tôi đề xuất rằng quá trình giám sát cần có sự tham gia của cơ quan nhà nước và tư nhân để đảm bảo sự công bằng. Thủ tục quản lý và các rào cản pháp lý liên quan đến vay vốn cần được giảm bớt.

Ngoài ra, vai trò của sức mạnh đàm phán phản ánh qua quy mô và tình trạng pháp lý của doanh nghiệp tới mối quan hệ giữa tham nhũng và khả năng tiếp cận tín dụng. Trong quá trình quản lý và tạo sự công bằng trong tiếp cận tín dụng, chính phủ cần thiết kế các chính sách và thực hiện quản lý nghiêm ngặt nhóm doanh nghiệp này nhiều hơn vì họ có động cơ và khả năng thực hiện hành vi hối lộ.

RelatedPosts

Tác động của vốn trí tuệ đối với hoạt động của doanh nghiệp

Sự phụ thuộc không gian của tham nhũng | Novicards

Bên cạnh đó, chính phủ nên có kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô để giảm bớt sự khác biệt giữa các nhóm, từ đó giảm lợi thế từ hành vi tham nhũng của các doanh nghiệp này. Thêm vào đó, cạnh tranh thị trường đóng một vai trò không thể thiếu trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của hành vi hối lộ tới tiếp cận tín dụng. Vì vậy, chính phủ cần có biện pháp để gia tăng tính cạnh tranh công bằng để hạn chế các doanh nghiệp thực hiện hành vi hối lộ.

5/5 - (1 vote)
Tags: Cơ cấu nguồn vốnHối lộsức ép cạnh tranh.sức mạnh đàm phánThị trường tài chínhTiếp cận tín dụng
Previous Post

Yếu tố vĩ mô có tác động biến động dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Next Post

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán nội địa

Related Posts

Vai trò phát triển tài chính và tăng trưởng doanh nghiệp | Novicards

Vai trò phát triển tài chính và tăng trưởng doanh nghiệp | Novicards

2022
Đặc điểm và phân loại cổ phiếu theo Luật doanh nghiệp Việt Nam | Novicards

Đặc điểm và phân loại cổ phiếu theo Luật doanh nghiệp Việt Nam | Novicards

2022
Hoạt động soát xét báo cáo tài chính là gì | Novicards

Hoạt động soát xét báo cáo tài chính là gì | Novicards

2022
Giá trị thương hiệu và trung thành thương hiệu trong internet marketing | Novicards

Giá trị thương hiệu và trung thành thương hiệu trong internet marketing | Novicards

2022
Yếu tố tâm lý đầu tư trong đầu tư chứng khoán – Novicards

Yếu tố tâm lý đầu tư trong đầu tư chứng khoán – Novicards

2022
Phát triển marketing bền vững ở Việt Nam |  Novicards

Phát triển marketing bền vững ở Việt Nam | Novicards

2022

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

I agree to the Terms & Conditions and Privacy Policy

Advertisements
Lazada_Voucher

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài | Novicards

Vai trò phát triển tài chính và tăng trưởng doanh nghiệp | Novicards

Đặc điểm và phân loại cổ phiếu theo Luật doanh nghiệp Việt Nam | Novicards

Hoạt động soát xét báo cáo tài chính là gì | Novicards

Giá trị thương hiệu và trung thành thương hiệu trong internet marketing | Novicards

Yếu tố tâm lý đầu tư trong đầu tư chứng khoán – Novicards



Recent News

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài | Novicards

Vai trò phát triển tài chính và tăng trưởng doanh nghiệp | Novicards

Đặc điểm và phân loại cổ phiếu theo Luật doanh nghiệp Việt Nam | Novicards

Home

  • About
  • Privacy
  • Contact

Categories

  • Doanh nghiệp
  • Kinh doanh
  • Kinh tế
  • Kinh tế học
  • Tài chính
  • Đầu tư

NoviCards.

Novicards.com trang chia sẻ thông tin kiến thức kinh tế tài chính.

DMCA.com Protection Status   |   DMCA & NoviCards.com
No Result
View All Result
  • About
  • Contact
  • Hotline

© 2021 https://novicards.com

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ
    • About
    • Privacy
    • Contact
    • DMCA

© 2021 https://novicards.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

NoviCards | Kiến thức Kinh tế Tài chính to your Homescreen!

Home App Lite
This site uses cookies. By browsing this website, you agree to our use of cookies. Visit our Privacy Policy